SBT Sinh 12 - giải SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo Chương 6. Môi trường và quần thể sinh vật

Bài 22. Thực hành: Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trang 124, 125, 126 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo


Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22.1 đến 22.3.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

22.1

Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22.1 đến 22.3.
Cho các phương pháp sau đây để tính kích thước của quần thể sinh vật:
(1) Phương pháp đếm trực tiếp.
(2) Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn.
(3) Phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".
(4) Phương pháp đếm gián tiếp (đếm số dấu chân, số tổ chim,...).
22.1. Trong các phương pháp trên, có bao nhiêu phương pháp được dùng để tính kích thước của quần thể động vật có khả năng lẩn trốn hoặc di chuyển nhanh?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

(3) Phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".

Chọn A.

22.2

Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22.1 đến 22.3.
Cho các phương pháp sau đây để tính kích thước của quần thể sinh vật:
(1) Phương pháp đếm trực tiếp.
(2) Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn.
(3) Phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".
(4) Phương pháp đếm gián tiếp (đếm số dấu chân, số tổ chim,...).

22.2. Trong các phương pháp trên, có bao nhiêu phương pháp được dùng để tính kích thước của quần thể thực vật và các động vật tí di chuyển?
A. 1. B. 2. С. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

(1) Phương pháp đếm trực tiếp.
(2) Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn.

Chọn B.

22.3

Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ 22.1 đến 22.3.
Cho các phương pháp sau đây để tính kích thước của quần thể sinh vật:
(1) Phương pháp đếm trực tiếp.
(2) Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn.
(3) Phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".
(4) Phương pháp đếm gián tiếp (đếm số dấu chân, số tổ chim,...).

22.3. Trong các phương pháp trên, có bao nhiêu phương pháp được dùng để tính kích thước của các quần thể động vật có kích thước lớn (các loài chim, thú)?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào đoạn thông tin trên.

Lời giải chi tiết:

(1) Phương pháp đếm trực tiếp.
(4) Phương pháp đếm gián tiếp (đếm số dấu chân, số tổ chim,...).

Chọn B.

22.4

Khi khảo sát bốn quần thể sinh vật trong cùng một khu vực địa lí, có khu phân bố ổn định, không có sự phát tán cá thể, một nhà nghiên cứu đã thu được số liệu về diện tích khu phân bố và mật độ cá thể được mô tả trong bảng sau.

Từ kết quả ở bảng trên, xác định quần thể sinh vật nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. Quần thể M. B. Quần thể N. C. Quần thể P. D. Quần thể Q.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả ở bảng trên.

Lời giải chi tiết:

Quần thể Q có kích thước lớn nhất.

Chọn D.

22.5

Phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" được sử dụng để tính kích thước quần thể sinh vật nào sau đây?
A. Cỏ dại.
B. Giun đất.
C. Cá heo.
D. Sâu bướm.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết xác định 1 số đặc trưng cơ bản của quần thể.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" được sử dụng để tính kích thước quần thể cá heo. 

Chọn C.

22.6

Tiến hành tính kích thước quần thể sinh vật bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" theo hướng dẫn sau đây.
- Bước 1: Quy ước cho mẫu vật.
+ Đậu xanh tượng trưng cho chuột đồng (loài cần tính kích thước quần thế). +Đậu đỏ tượng trưng cho chuột đồng được đánh dấu.
+ Đậu nành tượng trưng cho châu chấu.
+Đậu trắng tượng trưng cho các loài sinh vật còn lại trên một cánh đồng.
- Bước 2: Dùng chén nhỏ đong hai chén đậu xanh, một chén đậu nành và dùng chén lớn đong một chén đậu trắng. Đổ chung tất cả các loại đậu vào trong đĩa nhựa lớn (đĩa số 1) và trộn đều (Hình 22.1).

- Bước 3: Tiến hành tính kích thước quần thể chuột đồng bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".

+ Sử dụng công thức để tính kích thước quần thể chuột đồng.
+ Lặp lại các bước thực hành với một chén nhỏ đậu xanh, hai chén nhỏ đậu nành và một chén lớn đậu trắng. So sánh kích thước quần thể chuột đồng giữa hai trường hợp và nhận xét.
- Bước 4: Ghi nhận kết quả tính kích thước của quần thể động vật di chuyển nhanh bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" theo mẫu sau.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 22.1

Lời giải chi tiết:

HS thực hiện theo hướng dẫn và nhận xét kết quả thực hành.

22.7

Trong lần bắt thứ nhất thu được 10 con chuột, tất cả chuột bắt được đều được đánh dấu (Hình 22.2a), sau đó thả chúng trở lại môi trường. Ở lần bắt thứ hai, thu được 21 con, trong đó, có 4 con đã được đánh dấu ở lần bắt thứ nhất (Hình 22.2b). Hãy tính kích thước của quần thể chuột bằng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại".

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 22.2a và 22.2b

Lời giải chi tiết:

Ta có: M1 = 10, M2 = 12, R=4 → kích thước quần thể chuột là: N=(10 x12):4=30 con.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí