Bài 12. Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính trang 65, 66, 67 SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo>
Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
12.1
Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.
B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gene trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.
D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả phép lai chọn giống.
Lời giải chi tiết:
Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là tạo ra sự đa dạng về kiểu gene trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
Đáp án B.
12.2
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóá giống vì
A. các gene lặn đột biến có hại bị các gene trội át chế trong kiểu gene dị hợp.
B. các gene lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gene trội có hại ở thế hệ sau.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả lai của giao phối gần và tự thụ phấn.
Lời giải chi tiết:
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóá giống vì các gene lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
Đáp án B.
12.3
Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gene.
B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. biến dị tổ hợp.
D. biến dị đột biến.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết quá trình lai tạo giống.
Lời giải chi tiết:
Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là biến dị tổ hợp.
12.4
Nhiều nhà khoa học luôn muốn tạo ra con lai từ phép lai khác loài để tập hợp đặc tính quý của hai loài khác nhau trong một cơ thể. Nhưng con lai thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
C. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
D. số lượng gene của hai loài không bằng nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm con lai.
Lời giải chi tiết:
Các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
Đáp án C
12.5
Khi nói về phép lai được sinh ra từ bố/mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau. Các phát biếu sau đây là đúng hay sai?
a) Những con lai khác dòng có ưu thế lai cao nên được sử dụng cho việc nhân giống để thu được đời con có ưu thế lai như cá thể bố/mẹ.
b) Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng, sau đó cho các dòng thuần chủng lai với nhau.
c) Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
d) Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu đem con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn tạo giống nhờ PP lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
a) Sai; b) Sai; c) Đúng; d) Đúng
12.6
Thực hiện phép lai giữa bò đực Hà Lan (Holstein friezian) với bò vàng hoặc bò lai sind ở Việt Nam để tạo ra con lai F1. Các phát biểu về con lai F1 sau đây là đúng hay sai?
a) Năng suất sữa cao.
b) Sinh sản tốt.
c) Thích nghi với nhiều vùng khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
d) Phù hợp với điều kiện chăn nuôi (thức ăn, chuồng trại) ở Việt Nam.
e) Con cái lai F1 làm giống để nhân nhanh số lượng đàn bò ở Việt Nam.
g) Con cái lai F1 nuôi lấy sữa.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của con lai F1.
Lời giải chi tiết:
a) Đúng; b) Đúng; c) Đúng; d) Đúng; e) Sai; g) Đúng
12.7
Hãy liệt kê một số giống vật nuôi (F1) là thành tựu của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính mà em biết vào cột (a); sau đó xác định nguồn gốc bố/mẹ của con lai F1 trong mỗi phép lai bằng cách điền dấu "x" vào cột (b), (c) hoặc (d).
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
12.8
Hãy trình bày nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp đa dạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng. Tại sao nói "biến dị tổ hợp quan trọng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng ?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn, tạo giống bằng PP lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp:
+ Sinh sản hữu tính tạo ra số lượng biến dị tổ hợp đa dạng và phong phú. Các biến dị tổ hợp được hình thành do hoán vị gene, phân il độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong quá trình thụ tinh. Vì vậy, các cá thể của loài sinh sản hữu tính có tổ hợp gene khác nhau, khó có thể tìm được hai cá thể có tổ hợp gene giống nhau (trừ sinh đôi cùng trứng).
+ Bên cạnh những biến dị tổ hợp tạo ra trong sinh sản hữu tính thì còn có các biến dị đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản làm tăng số lượng biến dị di truyền.
+ Ngoài những biến dị có sẵn trong tự nhiên, con người đã chủ động cho các giống khác nhau lai với nhau. Các giống khác nhau đem lai có thể cùng là giống trong nước hoặc giống trong nước với giống nhập nội.
- Biến dị tổ hợp quan trọng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng vì:
+ Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gene, phong phú về kiếu hình của vật nuôi, cây trồng. Đảm bảo cho vật nuôi, cây trồng phù hợp với các điều kiện trồng trọt, chăn nuôi khác nhau.
+Nhờ đa dạng các kiểu hình, con người đã chọn lọc các biến dị di truyền nhằm tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng, đảm bảo đáp ứng mọi mặt về nhu cầu, thị hiếu của con người.
12.9
Hãy liệt kê các nguồn vật liệu cho chọn giống vật nuôi, cây trồng.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn, tạo giống bằng PP lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
- Nguồn gene tự nhiên: Các giống vật nuôi, cây trồng có sẵn trong tự nhiên được thu thập. Các giống địa phương có tổ hợp nhiều gene sẽ thích nghi tốt với môi trường nơi sinh sống.
- Nguồn gene nhân tạo: Các giống vật nuôi, cây trồng được các cơ sở nghiên cứu giống lai tạo, cất giữ, bảo quản trong "ngân hàng gene".
- Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp:
+ Lai tạo ra vô số kiểu gene khác nhau → vô số kiểu hình.
+ Những kiểu hình mới xuất hiện chính là kiểu hình do biến dị tổ hợp.
12.10
Hãy liệt kê một số giống cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương và trên thế giới mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn, tạo giống bằng PP lai hữu tính.
Lời giải chi tiết:
Có nhiều giống cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính. Sau đây là gợi ý một số giống cây trồng.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo