Bài 19. Sự phát triển sự sống trang 106, 107, 108 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo>
Khi nói về đại Tân sinh, những phát biểu nào sau đây là đúng? Đánh dấu x vào [] trước các ý được chọn.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
19.1
Khi nói về đại Tân sinh, những phát biểu nào sau đây là đúng? Đánh dấu x vào [] trước các ý được chọn.
[] Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
[] Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác.
[] Ở kỉ Đệ tứ, khí hậu lạnh và khô.
[] Ở kỉ Đệ tam, xuất hiện loài người.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm đại tân sinh.
Lời giải chi tiết:
Khi nói về đại Tân sinh, những phát biểu đúng:
[x] Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
[x] Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác.
[x] Ở kỉ Đệ tứ, khí hậu lạnh và khô.
[] Ở kỉ Đệ tam, xuất hiện loài người.
19.2
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
B. kỉ Tam Điệp (Triassic) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Phấn trắng (Cretaceous) thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Jura (Jurassis) thuộc đại Trung sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào bằng chứng cổ sinh vật học.
Lời giải chi tiết:
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Jura (Jurassis) thuộc đại Trung sinh.
Chọn D.
19.3
Trong quá trình phát sinh loài người, tiến hóa sinh học có vai trò quan trọng ở giai đoạn nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh loài người.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình phát sinh loài người, tiến hóa sinh học có vai trò quan trọng ở giai đoạn người vượn cổ và người tối cổ.
19.4
Ở kỉ nào của đại Cổ sinh xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng và tuyệt diệt nhều loài động vật biển?
A. Kỉ Carbon (Carboniferous).
B. Kỉ Permian.
C. Kỉ Silurian.
D. Kỉ Devonian.
Phương pháp giải:
Dựa vào các sự kiện của đại cổ sinh.
Lời giải chi tiết:
Kỉ Devonian xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng và tuyệt diệt nhều loài động vật biển.
Chọn D.
19.5
Sự kiện nối bật nhất trong đại Cổ sinh là
A. sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên trên cạn.
B. sự xuất hiện của thực vật hạt kín.
C. sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào.
D. sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự kiện ở đại cổ sinh.
Lời giải chi tiết:
Sự kiện nối bật nhất trong đại Cổ sinh là sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên trên cạn.
Chọn A.
19.6
Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào kỉ triassic trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất.
19.7
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về sự phát triển của sinh vật? Nếu đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột tương ứng:
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
19.8
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
Lịch sử Trái đất có năm đại, trong đó đại ...(1)... chiếm thời gian dài nhất. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh...(2)... Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại ...(3)... Đại .(4)... được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
(1) Thái cổ; (2) loài người; (3) Cổ sinh; (4) Trung sinh.
19.9
Chọn phát biểu đúng.
A. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Tam Điệp (Triassic) thuộc đại Trung sinh.
B. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
C. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura (Jurassic) thuộc đại Trung sinh.
D. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Permian thuộc đại Cổ sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phát sinh sự sống trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura (Jurassic) thuộc đại Trung sinh.
Chọn C.
19.10
Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Carboniferous của đại Cổ sinh có đặc điểm gì?
A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh chim và thú.
B. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C. Phân hóá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Carboniferous của đại Cổ sinh có đặc điểm: Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Chọn D.
19.11
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nhiều loài tuyệt chủng?
A. Sự thay đổi lớn về điều kiện khí hậu, địa chất.
B. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài với nhau.
C. Loài xuất hiện sau thích nghi cao hơn loài xuất hiện trước.
D. Sự thay đổi về nguồn thức ăn và nơi ở.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh sự sống.
Lời giải chi tiết:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, sự thay đổi lớn về điều kiện khí hậu, địa chất làm cho nhiều loài tuyệt chủng.
19.12
Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Quaternary (Đệ tứ) là do
A. khí hậu khô, băng tan, biển rút cạn tạo điều kiện cho sự di cư.
B. xuất hiện các cầu nối liên lục địa do bằng hà phát triển, mực nước biển rút xuống thấp.
C. diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ.
D. sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh sự sống.
Lời giải chi tiết:
Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Quaternary (Đệ tứ) là do xuất hiện các cầu nối liên lục địa do bằng hà phát triển, mực nước biển rút xuống thấp.
Chọn B.
19.13
Nối mỗi sự kiện ở cột A với thời điểm phù hợp ở cột B.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trong bảng trên.
Lời giải chi tiết:
1-d; 2-h; 3-a; 4-i; 5-c; 6-b; 7-k; 8-m; 9-e; 10-1; 11-g.
19.14
Hãy cho biết tên gọi của loài cổ nhất và loài hiện đại nhất trong chi Homo.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh và phát triển loài người.
Lời giải chi tiết:
Homo habilis (người khéo léo) và Homo sapiens (người hiện đại).
19.15
Biến đổi nào sau đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?
A. Hàm dưới có lồi cằm rõ.
B. Xương hàm thanh.
C. Không có gờ mày.
D. Trán rộng và thẳng.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh và phát triển loài người.
Lời giải chi tiết:
Biến đổi hàm dưới có lồi cằm rõ của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển.
Chọn A.
19.16
Đánh dấu x vào trước các ý được chọn. Những đặc điểm giống nhau giữa người và thú là
[] có lộng mao.
[] có da trơn, dày.
[] bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
[] có tuyến vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của người và thú.
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm giống nhau giữa người và thú là:
[x] có lộng mao.
[] có da trơn, dày.
[x] bộ răng phân hóá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
[x] có tuyến vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
19.17
Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm?
A. 3 triệu năm.
B. 30 triệu năm.
C. 130 triệu năm.
D. 300 triệu năm.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phát triển của loài người.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây khoảng 300 triệu năm.
Chọn D.
19.18
Dựa vào các bằng chứng hóa thạch, hãy cho biết quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo đã diễn ra theo trình tự nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào bằng chứng hóa thạch.
Lời giải chi tiết:
Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis.
Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens.
19.19
Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác vì sao?
A. Vì bản thân loài người có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
B. Vì loài người biết cách tự bảo vệ khỏi các bất lợi của môi trường.
C. Vì loài người có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đối; trí tuệ vượt trội giúp con người chống lại các tác động của môi trường.
D. Vì loài người không chỉ chịu tác động của các nhân tố sinh học mà còn chịu tác động của các nhân tố xã hội.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành loài mới.
Lời giải chi tiết:
Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác vì loài người có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đối; trí tuệ vượt trội giúp con người chống lại các tác động của môi trường.
Chọn C.
19.20
Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do
A. tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có.
B. quá trình tự rèn luyện của cá thể.
C. loài người có quá trình lao động và tập thể dục.
D. sự phát triển của não bộ và ý thức.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát sinh lời người.
Lời giải chi tiết:
Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có.
Chọn A.
19.21
Trong quá trình tiến hóa, ở một giai đoạn nhất định, một số nhánh tiến hóa ở động vật có xu hướng gia tăng kích thước cơ thể. Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến xu hướng tiến hóa này.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Các nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến xu hướng tiến hóa này là:
- Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi: vật ăn thịt to hơn sẽ bắt được nhiều mồi hơn, do vậy trong mối quan hệ này, con mồi lớn hơn có nhiều cơ hội trốn thoát nên cũng được chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng tăng kích thước cơ thể.
- Trong điều kiện khí hậu lạnh: như thời kì băng hà, động vật đẳng nhiệt có xu hướng gia tăng kích thước cơ thể vì tỉ lệ S/V nhỏ sẽ giúp ít mất nhiệt hơn, dẫn đến cơ hội sống sót cao hơn.
- Do tương quan giữa các bộ phận cơ thể: một bộ phận nào đó (đặc điểm thích nghi) của cơ thể giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn, như cổ dài : của hươu cao cổ sẽ kéo theo kích thước cơ thể tăng lên.
- Chọn lọc giới tính: con đực có kích thước to hấp dẫn được nhiều con cái đến giao phối hơn, do vậy làm tăng dần kích thước cơ thể, đặc biệt là ở con đực của một số loài trong những giai đoạn tiến hóa nhất định.
19.22
Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại tuyệt chủng có thể xảy ra do con ngươi?
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên đang là vấn để quan tâm của toàn nhân loại. Trái Đất nóng lên làm tan băng ở các cực dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt ảnh hưởng về sinh thái học, đe doạ sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật.
Chúng ta cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiềm môi trường, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên, bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng rừng,... xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
19.23
Giải thích tại sao thực vật thường phục hồi nhanh hơn động vật sau các lần đại tuyệt chủng.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Vì thực vật có khả năng chống chịu với các điều kiện cực đoan tốt hơn • so với động vật. Khả năng này có được là do:
- Thực vật có khả năng sống ở dạng tiềm sinh tốt hơn động vật (hạt cứng,
rễ, thân ngầm,...) do đó chúng có thể tránh được các tác động của các điều • kiện môi trường cực đoan trong một thời gian dài.
- Thực vật có khả năng dự trữ năng lượng tốt hơn nhờ các cơ quan dự trữ như hạt, củ, thân,...
- Nhu cầu năng lượng của thực vật thường thấp hơn động vật do thực vật ít tiêu tốn năng lượng cho nâng đỡ, di chuyển, điều hòa thân nhiệt,....
19.24
Giải thích tại sao loài người hiện đại àl một nhân tố quan trọng quyết định sự tiến hóa của các loài khác.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Loài người hiện đại từ khi ra đời đến nay đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên. Với các hoạt động của mình, con người đã và đang là một nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóá của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóá của chính mình. Vậy nên, loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóá của các loài khác.
19.25
Hãy trình bày khái quát các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Có bốn giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người:
- Các dạng vượn người hóá thạch.
- Người tối cổ.
- Người cổ Homo.
- Người hiện đại (Homo sapiens).
19.26
Trong quá trình phát sinh loài người, tiến hóá sinh học và tiến hóá xã hội có vai trò gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phát triển sự sống.
Lời giải chi tiết:
Sự phát sinh loài người được cho là trải qua hai giai đoạn tiến hóá: tiến hóa sinh học và tiền hóa xã hội.
- Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ tổ tiên chung của người và vượn người, dưới tác động của các nhân tố tiến hóá, hình thành nên loài người với đặc điểm sinh học giống như người ngày nay.
- Tiến hóa xã hội là giai đoạn phát triển của xã hội loài người qua các thời kì, trải qua các hình thái kinh tế xã hội, làm cho đời sống xã hội của loài người ngày càng phát triển.
- Trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh loài người, tiến hóa sinh học đóng vai trò chủ yếu nhưng từ khi loài người hiện đại được hình thành cho đến ngày nay, tiến hóa xã hội đóng vai trò chủ yếu.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo