Bài 21. Quần thể sinh vật trang 117, 118, 119 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo>
Quần thể sinh vật là
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
21.1
Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các cá thế cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
B. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những t h i điểm nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
C. tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong những không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
D. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm quần thể sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thế cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
Chọn A.
21.2
Ví dụ nào sau đây thuộc mội quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Cá mòi tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập.
B. Chim bồ nông tập trung thành hàng để tăng hiệu quả bắt cá.
C. Thông nhựa, vân sam khi sống gần nhau có hiện tượng liền rễ, nhờ đó, nước và muối khoáng được hấp thụ vào cây này có thể dần truyền vào cây khác.
D. Cá pecca châu âu (Perca fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
Lời giải chi tiết:
Cá pecca châu âu (Perca fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại.
Chọn D.
21.3
Khi nghiên cứu cấu trúc tuổi của một quần thể cá ở biển, người ta thu được các số liệu như bảng sau:
Tỉ lệ giới tính của quần thể này là A. 1:1. B. 1,2 : 1. C. 3:1. D. 1:2.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng trên.
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ giới tính của quần thể này là 1,2:1.
Chọn B.
21.4
Khi cây mọc với mật độ quá dày, một số cây không đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ chết đi, hiện tượng này được gọi là
A. tự tỉa thưa.
B. phân li ổ sinh thái.
C. hiệu quả nhóm.
D. năng suất nhóm.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết quần thể sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Khi cây mọc với mật độ quá dày, một số cây không đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ chết đi, hiện tượng này được gọi là tự tỉa thưa.
Chọn A.
21.5
Phát biểu nào sau đây là đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Cạnh tranh cùng loài lâu dài sẽ dẫn đến sự diệt vong của quần thể.
B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những động lực thúc đẩy cho sự tiến hóa.
C. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi điều kiện môi trường sống thuận lợi.
D. Cạnh tranh thường xảy ra ở động vật, ít xảy ra ở thực vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu nào sau đây là đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: Cạnh tranh cùng loài là một trong những động lực thúc đẩy cho sự tiến hóa.
Chọn B.
21.6
Mật độ của thông ba lá (Pinus kesiya) được trồng vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 9) tại tỉnh Kon Tum với mật độ khoảng 2500 - 4000 cây/ha tuỳ theo mục đích khai thác. Khi thông ba lá đạt độ tuổi khai thác (7 - 8 tuổi), người ta có thể tiến hành tỉa thưa lần đầu khoảng 50 - 55% tổng số cây dẫn đến giảm mật độ cá thể của quần thể. Ví dụ trên đang nói đến hiện tượng
A. phân li ổ sinh thái.
B. tự tỉa thưa.
C. điều hòa mật độ quần thể.
D. mất cân bằng quần thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trên ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ trên đang nói đến hiện tượng điều hòa mật độ quần thể.
Chọn C.
21.7
Kiểu phân bố đồng đều thường thấy ở
A. các loài ăn thịt.
B. các loài có tập tính lãnh thổ cao.
C. các loài sống đơn độc.
D. các loài sinh vật kí sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm kiểu phân bố đồng đều.
Lời giải chi tiết:
Kiểu phân bố đồng đều thường thấy ở các loài có tập tính lãnh thổ cao.
Chọn B.
21.8
Đồ thị Hình 21.1 mô tả sự biến động số lượng cá thể trong quần thể của một loài sinh vật tại vùng đồng cỏ trong giai đoạn từ năm 1800 đến 2020. Cho biết kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể này.
A. Không theo chu kì.
C. Theo chu kì tuần trăng.
B. Theo chu kì mùa.
D. Theo chu kì nhiều năm.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 21.1
Lời giải chi tiết:
Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể này là không theo chu kì.
Chọn A.
21.9
Khi nói về việc nuôi cá quả trong bể xi măng có thể tích nhỏ với mật độ quá cao, có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Các cá thể xảy ra sự cạnh tranh thức ăn với nhau, nhiều cá thể yếu bị thiếu ăn sẽ chậm lớn và có thể chết.
(2) Mật độ cao sẽ hạn chế được sự lây lan của các tác nhân gây bệnh.
(3) Các cá thể hỗ trợ nhau tốt hơn để khai thác tối đa nguồn thức ăn do con người cung cấp.
(4) Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau để chống lại các quần thể ăn thịt khác.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin ở đề bài.
Lời giải chi tiết:
Ý đúng: (1) Các cá thể xảy ra sự cạnh tranh thức ăn với nhau, nhiều cá thể yếu bị thiếu ăn sẽ chậm lớn và có thể chết.
Chọn A.
21.10
Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái sẽ gây biến đổi kiểu hình thành giới đực trong khi cặp nhiễm sắc thể giới tính không thay đổi; ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ từ 26 đến 28 °C sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32 °C sẽ nở thành con cái. Từ những ví dụ này, có thể rút ra kết luận rằng
A. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể thay đổi vào những giai đoạn nhất định.
B. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể thay đổi theo thời gian.
C. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể.
D. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và ngoài cơ thể.
Phương pháp giải:
Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái sẽ gây biến đổi kiểu hình thành giới đực trong khi cặp nhiễm sắc thể giới tính không thay đổi; ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ từ 26 đến 28 °C sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32 °C sẽ nở thành con cái.
Lời giải chi tiết:
Từ những ví dụ này, có thể rút ra kết luận rằng tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể.
Chọn C.
21.11
Hình 21.2 mô tả sự tăng trưởng của quần thể người từ khi loài người xuất hiện cho đến năm 2022. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng.
(1) Trong khoảng 1000 năm trở lại đây, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng quần thể người vẫn tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến quy mô dân số ngày càng lớn và mật độ ngày càng cao.
(2) Sự bùng nổ dân số kéo theo nhu cầu về thức ăn, nơi ở, nguyên liệu, nhiên liệu, đất canh tác nông nghiệp,... ngày càng lớn, dẫn đến hệ quả là việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như rừng, khoáng sản, đất đai, nguồn nước,... và gia tăng ô nhiễm môi trường.
(3) Mật độ dân số quá cao cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường sống, tạo điều kiện lây lan nhiều loại dịch bệnh.
(4) Kiểm sóat mức gia tăng dân số là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 21.2
Lời giải chi tiết:
Cá 4 ý đều đúng.
Chọn C.
21.12
Đồ thị Hình 21.3 mô tả sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể của một loài cá giả định trong điều kiện môi trường tương đối ổn định theo thời gian. Trong đó, A, B, C, D biểu diễn các giai đoạn tăng trưởng của kích thước quần thể; t1, t2 là thời điểm cụ thể trong quá trình tăng trưởng của quần thể. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về đồ thị này?
a) Giai đoạn A thuộc pha tăng chậm, giai đoạn B và C thuộc pha tăng nhanh, giai đoạn D thuộc pha cân bằng.
b) t2 là thời điểm xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thế, dịch bệnh lây lan nhanh,...
c) t1 là thời điểm sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, tăng tỉ ệl giao phối cận huyết và có thể làm cho quần thể bị diệt vong.
d) Đồ thị trên mô tả sự tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 21.3
Lời giải chi tiết:
a - Đ, b - Đ, c - S, d - S.
21.13
Hình 21.4 mô tả kiểu phân bố cá thể của hai quần thể A và B thuộc hai loài động vật giả định ở hai vùng có diện tích bằng nhau. Cho rằng các khu vực còn lại của hai quần thể nghiên cứu không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và các dấu chấm (•) và (o) trong hình minh họa cho các cá thể có giới tính khác nhau. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về hai quần thể này?
a) Các cá thể trong quần thể A có thể sinh sản vô tính theo hình thức trinh sinh, các cá thể trong quần thể B có hình thức sinh sản hữu tính.
b) Khi dịch bệnh phát sinh, tác nhân gây bệnh có khả năng lây lan trong quần thể Anhanh hơn so với quần thể B.
c) Kiểu phân bố của quần thể B giúp tận dụng được tối đa nguồn sống của môi trường, còn kiểu phân bố của quần thể A giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
d) Dựa vào hình có thể xác định được một số đặc trưng của quần thể như kích thước quần thể, mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, kiểu phân bố và nhóm tuối.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 21.4.
Lời giải chi tiết:
a - Đ, b - S, c - S, d - S.
21.14
Tôm he là loài tôm sống ở biển, chúng có vòng đời phát triển như sau: trứng → ấu trùng → sau ấu trùng → tôm trưởng thành. Khi ở giai đoạn thành thục, chúng sống ở biển khơi nơi có nồng độ muối từ 32 - 35 %o (cách b ờ 10 - 21 km) và đẻ trứng ở đó. Ấu trùng tôm lúc đầu sống ở ngoài biển khơi nhưng sau đó di cư dần vào vùng cửa sông, đến khi cơ thể chuyển sang giai đoạn sau ấu trùng thì trôi dạt vào nơi nước lợ có độ mặn thấp 10 - 15 %. Khi tôm trưởng thành, chúng lại di cư ra biển.
a) Hiện tượng trên mô tả quy luật sinh thái nào? Giải thích.
b) Nắm được quy luật này có tác dụng gì trong việc đánh bắt hải sản cho năng suất cao?
Phương pháp giải:
Dựa theo dữ kiện đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái (ở đây là nồng độ muối trong nước biển):
- Tôm trưởng thành chịu được nồng độ muối cao ở ngoài khơi.
- Giai đoạn ấu trùng chịu muối kém, phân bố ở vùng nước ven bờ là nơi có nồng độ muối kém.
b) Nắm được quy luật phát triển của tôm, tổ chức bảo vệ nguồn tôm giống và đánh bắt vào thời điểm thích hợp.
21.15
Hoàn thành các ô chữ dựa theo những gợi ý dưới đây.
(1) Mối quan hệ giữa các cá thể được thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(2) Nhóm tuổi có vai trò đảm bảo cho tiềm năng sinh sản của quần thể.
(3) Kiểu phân bố có ýnghĩa trong việc làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
(4) Mối quan hệ làm tăng mức tử vong, duy trì số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể cho phù hợp với nguồn sống của môi trường.
(5) Một trong các yếu tố làm tăng số lượng cá thể trong quần thể.
(6) Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(7) Số lượng cá thể tí nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
(8) Một hiện tượng trong mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể khi nguồn thức ăn trở nên cạn kiệt.
(9) Một trong những nguyên nhân có thể làm cho quần thể bị diệt vong khi kích thước quần thể giảm quá mức.
(10) Trạng thái mà ở đó số lượng cá thể trong quần thể phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết quần thể sinh vật.
Lời giải chi tiết:
(1) HỖ TRỢ; (2) TRƯỚC SINH SẢN; (3) ĐỒNG ĐỀU; (4) CẠNH TRANH; (5) MỨC SINH SẢN; (6) KCÍH THƯỚC TỐI ĐA; (7) KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU; (8) ĂN THỊT ĐÔNG LOẠI; (9) GIAO PHỐI CẬN HUYẾT; (10) CÂN BẰNG.
- Bài 22. Thực hành: Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trang 124, 125, 126 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 6 trang 127 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Quần xã sinh vật trang 128, 129, 130 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 112, 113, 114 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo