Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trang 92, 93, 94 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo>
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của tiến hóa nhỏ?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
17.1
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của tiến hóa nhỏ?
A. Diễn ra trong một thời gian dài.
B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của tiến hóa nhỏ.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng: Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
Chọn B.
17.2
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là gì?
A. Quá trình hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
C. Quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thế.
D. Quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thế.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của tiến hóa nhỏ.
Lời giải chi tiết:
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là: Quá trình hình thành loài mới.
Chọn A.
17.3
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự: Phát sinh đột biến → ...(1)... → Chọn lọc các đột biến có lợi →...(2)...
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết tiến hóa nhỏ.
Lời giải chi tiết:
(1) phát tán đột biến.
(2) cách li sinh sản.
17.4
Những phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của đột biến? Nếu đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột tương ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng trên.
Lời giải chi tiết:
17.5
Xác định nhân tố tiến hóa vô hướng và nhân tố tiến hóa có hướng bằng cách đánh dấu x vào cột tương ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng trên.
Lời giải chi tiết:
17.6
Ở một quần thể, xét một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai allele A và a, trong đó allele A trội hoàn toàn so với allele a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua năm thế hệ:
Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào tỉ lệ kiểu gene qua các thế hệ.
Lời giải chi tiết:
Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tác động đến quần thể trên.
17.7
Cho các nhận xét sau:
(1) Suy cho cùng, mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến.
(2) Không phải mọi biến dị di truyền đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
(3) Ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóá lớn là quá trình hình thành loài.
(4) Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu không có nguồn biến dị di truyền.
Có bao nhiêu nhận xét đúng với thuyết tiến hóa hiện đại?
A. 1. В. 2. С. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Lời giải chi tiết:
Các nhận xét đúng:
(1) Suy cho cùng, mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến.
(2) Không phải mọi biến dị di truyền đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
(3) Ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóá lớn là quá trình hình thành loài.
(4) Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu không có nguồn biến dị di truyền.
Chọn D.
17.8
Ở một loài côn trùng, đột biến gene A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên là
A. có lợi cho sinh vật và tiến hoá.
B. có hại cho sinh vật và tiến hóá.
C. có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.
D. có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.
Phương pháp giải:
Ở một loài côn trùng, đột biến gene A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản.
Lời giải chi tiết:
Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, đột biến trên có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.
Chọn D.
17.9
Giả sử tần số tương đối của các allele ở trong một quần thể là 0,5A: 0,5a đột ngột biến thành 0,7A: 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?
A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.
B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi từ tần số allele a thành A.
D. Quần thể chuyển từ nội phối (giao phối cận huyết) sang ngẫu phối.
Phương pháp giải:
Dựa vào tấn số allele trước và sau đột biến.
Lời giải chi tiết:
Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới dẫn đến hiện tượng trên.
Chọn A.
17.10
Đánh dấu x vào [] trước nội dung nhận xét đúng về đặc điểm của nhân tố tiến hóa dòng gene.
[] Làm đa dạng vốn gene của quần thế.
[] Làm nghèo vốn gene của quần thể.
[] Là một nhân tố tiến hóa định hướng.
[] Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số allele của quần thể.
[] Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số allele của quần thể.
[] Làm xuất hiện allele mới trong quần thế.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm nhân tố tiến hóa dòng gene.
Lời giải chi tiết:
[x] Làm đa dạng vốn gene của quần thế.
[x] Làm nghèo vốn gene của quần thể.
[] Là một nhân tố tiến hóa định hướng.
[x] Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số allele của quần thể.
[] Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số allele của quần thể.
[x] Làm xuất hiện allele mới trong quần thế.
17.11
Nhân tố làm biến đối nhanh nhất tần số tương đối của các allele về một gene nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên.
B. đột biến.
C. giao phối.
D. các cơ chế cách li.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Nhân tố làm biến đối nhanh nhất tần số tương đối của các allele về một gene nào đó là chọn lọc tự nhiên.
Chọn A.
17.12
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền.
B. dòng gene.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. thoái hóa giống.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhân tố di truyền.
Lời giải chi tiết:
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về dòng gene.
17.13
Những nhân tố tiến hóa nào làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật?
Phương pháp giải:
Dựa vào các nhân tố tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Đột biến và dòng gene làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật.
17.14
Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?
(1) Làm đa dạng vốn gene của quần thể.
(2) Là nhân tố tiến hóa không định hướng.
(3) Làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp.
(4) Làm biến đổi tần số allele chậm chạp nhưng nhanh hơn đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C; (1), (2), (4).
17.15
Nối mỗi nhân tố tiến hóa với (các) đặc điểm sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào các đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
1: a, c, g; 2: a, b; 3: b; 4: a, d; 5: a, b;
17.16
Trong tiến hóa, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố cơ bản nhất vì
A. chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B. chọn lọc tự nhiên làm tăng cường sự phân hóá kiểu gene trong quần thể gốc.
C. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiếu gene.
D. chọn lọc tự nhiên làm tăng tính đa dạng của loài.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Trong tiến hóa, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố cơ bản nhất vì chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
Chọn A.
17.17
Hình 17.1a và 17.1b mô tả hai trường hợp tác động của nhân tố phiêu bạt di truyền đến một quần thể. Hãy cho biết tên gọi của mỗi trường hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 17.1a và 17.1b.
Lời giải chi tiết:
Hình 17.1a: Hiệu ứng thắt cổ chai; Hình 17.1b: Hiệu ứng sáng lập.
17.18
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng khi nói về tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
(2) Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
(3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn rà sau.
(4) Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(5) Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gene của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.
(6) Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.
(7) Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ.
(8) Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Phương pháp giải:
Dựa vào 2 quá trình tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D; (1), (2), (4), (6), (7), (8).
17.19
Phân li tính trạng trong tiến hóá lớn dẫn đến kết quả là
A. phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gene.
B. phân li thành các kiểu gene theo công thức xác định.
C. sự phân hóá thành nhiều giống do con người tiến hành.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết phân li tính trạng.
Lời giải chi tiết:
Phân li tính trạng trong tiến hóá lớn dẫn đến kết quả là hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Chọn D.
17.20
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các ...(1)... cùng tham gia quy định ...(2)... thích nghi.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành quần thể thích nghi
Lời giải chi tiết:
(1) allele
(2) kiểu hình
17.21
Đánh dấu x vào [] trước các phương án được chọn.
Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
[] tốc độ sinh sản của loài.
[] quá trình phát sinh và tích luỹ các gene đột biến ở mỗi loài.
[] tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
[] áp lực của chọn lọc tự nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Lời giải chi tiết:
Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
[x] tốc độ sinh sản của loài.
[x] quá trình phát sinh và tích luỹ các gene đột biến ở mỗi loài.
[] tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
[x] áp lực của chọn lọc tự nhiên.
17.22
Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. tạo ra các kiểu hình thích nghi với biến đối của môi trường.
B. sàng lọc và giữ lại những cá thể thay đổi kiểu hình tương ứng với môi trường sống thay đổi.
C. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi.
D. tạo ra các kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi.
Chọn C.
17.23
Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gene đã phân hóa trong quần thể tích luỹ đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là
A. cách li địa lí.
B. cách li sinh sản.
C. cách li sinh thái.
D. cách li cơ học.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành loài mới.
Lời giải chi tiết:
Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gene đã phân hóa trong quần thể tích luỹ đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là cách li sinh sản.
Chọn B.
17.24
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số nhiễm sắc thể.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n cho ra cây lai bất thụ.
D. quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái: kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành loài mới.
Lời giải chi tiết:
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n cho ra cây lai bất thụ.
Chọn C.
17.25
Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành loài.
Lời giải chi tiết:
Trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
Chọn A.
17.26
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện nào sau đây? Hãy chọn dữ kiện đúng và sắp xếp theo thứ tự.
(1) Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
(2) Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
(3) Cơ thế 3n giảm phân bất thường cho giao tứ 2n.
(4) Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
(5) Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
Phương pháp giải:
Dựa vào cơ chế hình thành chuối tam bội.
Lời giải chi tiết:
Chuỗi dữ kiện đúng: (5) →(1) →(4).
17.27
Chọn phát biểu đúng.
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành loài
Lời giải chi tiết:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
Chọn D.
17.28
Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vẫn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào cột tương ứng ở bảng sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào cơ chế cách li trước/sau hợp tử.
Lời giải chi tiết:
17.29
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
a) Cây sự sống là giả thuyết dưới dạng sơ đồ, giải thích ...(1)... giữa các loài sinh vật. Cây sự sống phản ánh quá trình tiến hóa của các nhóm sinh vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
b) Sự phát sinh chủng loại là kết quả của ...(2)...
Phương pháp giải:
Dựa vào sự phát sinh/phát triển sự sống trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
a) (1) mối quan hệ tiến hóa.
b) (2) tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
17.30
Đánh dấu x vào cột tương ứng để thể hiện đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
17.31
Phân biệt sự khác nhau về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Darwin và theo quan niệm hiện đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết bài 16, 17.
Lời giải chi tiết:
17.32
Vì sao đa số đột biến là có hại nhưng vẫn là nguyên liệu cho tiến hóa?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của đột biến.
Lời giải chi tiết:
Đa số đột biến là có hại nhưng vẫn là nguyên liệu cho tiến hóa vì:
- Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đối tùỳ sự tương tác trong từng tổ hợp gene, tuỳ sự thay đối của môi trường.
- Phần lớn allele đột biến là allele lặn, khi ở thể dị hợp không biếu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
- Đột biến gene phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể, nói chung tí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến nhiễm sắc thế.
17.33
Các loài khác nhau thường không giao phối được với nhau, trường hợp hiếm là lừa và ngựa giao phối được với nhau và sinh ra con la nhưng bất thụ (con la không có khả năng sinh sản).
a) Nguyên nhân nào làm cho quần thể của hai loài không giao phối được với nhau?
b) Vì sao con lai giữa hai loài bất thụ (mất khả năng sinh sản)?
Phương pháp giải:
Các loài khác nhau thường không giao phối được với nhau, trường hợp hiếm là lừa và ngựa giao phối được với nhau và sinh ra con la nhưng bất thụ (con la không có khả năng sinh sản).
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên nhân làm cho quần thể của hai loài không giao phối được với nhau: cơ chế cách li trước hợp tử.
b) Con lai giữa hai loài bất thụ (mất khả năng sinh sản) vì mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng, con lai giữa hai loài mang hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội nên không giảm phân tạo giao tử được.
17.34
Trong trồng trọt, vì sao người ta phải thay đổi thuốc trừ sâu theo chu kì nhất định mà không dùng một loại thuốc?
Phương pháp giải:
Khả năng kháng thuốc của sâu bệnh.
Lời giải chi tiết:
Để ngăn ngừa hiện tượng quen thuốc dẫn đến kháng thuốc của các loài sâu hoặc vi khuẩn gây hại.
17.35
Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (thích nghi kiểu gene) trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. Cho biết vai trò của ba nhân tố trên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của ba nhân tố:
- Quá trình đột biến: tạo ra allele mới, hình thành các kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc.
- Quá trình giao phối: phát tán đột biến có lợi, tạo các tổ hợp gene thích nghi.
- Quá trình chọn lọc tự nhiên: sàng lọc kiểu hình, loại bỏ các kiểu hình bất lợi và củng cố các kiểu hình có lợi, làm tăng tần số tương đối của đột biến có lợi hay tố hợp gene thích nghi. Từ đó dần dần hình thành nên quần thể thích nghi.
17.36
Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết các nhân tố tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Trong tiến hóa nhỏ, đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giao phối sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- Đột biến tạo ra các allele mới nhưng phải nhờ giao phối thì các allele đột biến mới tổ hợp được với nhau và tổ hợp với các allele khác để tạo ra các loại kiểu gene khác nhau trong quần thể. Quá trình giao phối tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể.
- Nếu không có đột biến thì không có các allele mới, khi đó giao phối không thể tạo ra được các kiểu gene mới, do vậy không tạo ra được nguồn biến dị tổ hợp cho quá trình tiến hóa.
17.37
Màu sắc trên thân động vật có những ýnghĩa sinh học gì? Lấy ví dụ.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa màu sắc trên thân động vật.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa màu sắc trên thân động vật:
- Nhận biết đồng loại: Ởnhững loài có tập tính sống bầy đàn, có màu sắc đàn như các vạch, các xoang, các chấm màu đa dạng.
- Màu sắc bảo vệ: màu sắc phù hợp với môi trường, giúp sinh vật lẫn trốn kẻ thù hay ẩn nấp trong môi trường tốt hơn. Ví dụ: Các loài sâu ăn lá cây thường có màu xanh; rắn lục sống trên cây nên có màu xanh lục.
- Màu sắc báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi. Các loài sinh vật có tuyến độc hay có mùi hôi thường có màu sắc nổi bật trên nền môi trường. Ví dụ: Các loài ếch có độc hoặc rắn độc thường có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ. Ong vò vẽ có màu nâu đỏ báo hiệu cơ thể chúng có nọc độc. - Màu sắc giả trang hay bắt chước: Một số loài tuy không có nọc độc và tuyến hôi nhưng lại có màu sắc nổi bật giống như những loài có nọc độc và tuyến hôi.
17.38
Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuy?
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò bảo vệ đa dạng sinh học.
Lời giải chi tiết:
Các cây hoang dại và cây trồng nguyên thủy mang những bộ gene gốc, do đó cần phải bảo vệ sự đa dạng của các loài cây này để chúng ta có thể khai thác những gene quý hiếm từ chúng và ứng dụng trong việc tạo ra các giống cây trồng mới.
17.39
Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh chủng loại của bộ Linh trưởng (Primates) thuộc lớp Thú (Mammalia).
Phương pháp giải:
Dựa vào mối quan hệ giữa các loài trong bộ Linh trưởng thuộc lớp Thú.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự vẽ.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo