Mục I, II, ghi nhớ trang 40,41,42 Vở bài tập Sinh học 7>
Giải mục I, II, một số giun đốt thường gặp, đặc điểm chung của ngành Giun đốt và ghi nhớ trang 40,41,42 VBT Sinh học 7: Thảo luận, bổ sung thêm các loài giun đốt mà em biết để thấy rõ sự đa dạng về loài, vấn đề môi trường sống và lối sống của ngành Giun đốt.
Mục I
I. Một số giun đốt thường gặp
Thảo luận, bổ sung thêm các loài giun đốt mà em biết để thấy rõ sự đa dạng về loài, vấn đề môi trường sống và lối sống của ngành Giun đốt (tên loài ghi vào cột các loài tương tự). Chọn cụm từ: đất ẩm, nước ngọt, nước mặn, nước lợ, tự do, chui rúc, định cư, kí sinh, vắt, rươi nước lợ, rọm, giun ống, bông thùa điền vào bảng 1 sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Bảng 1. Sự đa dạng của giun đốt
STT | Sự đa dạng | Môi trường sống | Hình thức sống | Tên các loài tương tự |
Đại diện | ||||
1 | Giun đất | Đất ẩm | Chui rúc | Giun ống |
2 | Đỉa | Nước ngọt | Kí sinh | Vắt |
3 | Rươi | Nước lợ | Tự do | Rươi nước lợ |
4 | Giun đỏ | Nước ngọt | Định cư | Bông thùa |
Mục II
II. Đặc điểm chung của ngành Giun đốt
1. Đánh dấu (✓) và điền chữ để hoàn thiện bảng đặc điểm chung ngành Giun đốt
2. Thảo luận rút ra đặc điểm chung của ngành Giun đốt.
3. Hãy tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ trống cho phù hợp với các ý nghĩa thực tiễn của chung:
Lời giải chi tiết:
1. Bảng 2. Đặc điểm chung của ngành Giun đốt
TT | Đại diện | Giun đất | Giun đỏ | Đỉa | Rươi |
Đặc điểm | |||||
1 | Cơ thể phân đốt | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
2 | Cơ thể không phân đốt | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
3 | Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
4 | Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ | ✓ | ✓ | ✓ | |
5 | Hệ thần kinh và giác quan phát triển | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
6 | Di chuyển nhờ chi bên, tơ và thành cơ thể | ✓ | ✓ | ✓ | |
7 | Ống tiêu hóa phân hóa thiếu hậu môn | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
8 | Ống tiêu hóa phân hóa | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
9 | Hô hấp qua da hay mang | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
2. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.
3.
Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng.
Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ.
Cải tạo đất trồng (xốp, thoáng): giun đất.
Làm mầu mỡ đất trồng: giun đất.
Làm thức ăn cho cá: rươi, giun đất.
Có hại cho động vật và người: đỉa, vắt.
Ghi nhớ
Lời giải chi tiết:
Giun đốt gồm: giun đất, rươi, đỉa, giun đỏ,…. Nhưng giun đốt vẫn có chung các đặc điểm như: cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đối với con người.
Loigiaihay.com