A. Hoạt động thực hành - Bài 77 : Em ôn lại những gì đã học


Giải Bài 77 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 49, 50, 51 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi trò chơi “Ghép thẻ” :

Ghép các thẻ tích hợp để được các phép tính đúng, chẳng hạn :

Ghi lại các phép tính nhóm em ghép được.

Nhóm nào ghép được nhiều phép tính đúng nhất là nhóm thắng cuộc.

Phương pháp giải:

- Các em tự tạo thẻ và chơi trò chơi theo nhóm.

- Áp dụng các quy tắc cộng (hoặc trừ) hai phân số :

+) Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng (hoặc trừ) hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

+) Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :

\(\dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{5} = \dfrac{9}{{20}}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{9}{{20}} - \dfrac{1}{4} = \dfrac{1}{5}\,;\,\)        \(\dfrac{9}{{20}} - \dfrac{1}{5} = \dfrac{1}{4}\)

\(\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{6} = \dfrac{2}{3}\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{6}\,\,;\)        \(\dfrac{2}{3} - \dfrac{1}{6} = \dfrac{1}{2}.\)

\(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{{12}} = \dfrac{5}{6}\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{5}{6} - \dfrac{3}{4} = \dfrac{1}{{12}}\,\,;\)   \(\dfrac{5}{6} - \dfrac{1}{{12}} = \dfrac{3}{4}\,.\)

Câu 2

Tính:

\(a)\;\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{8}{3};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{11}}{4} - \dfrac{5}{4};\,\,\,\,\,\,\,\)\(\dfrac{{32}}{{17}} + \dfrac{{21}}{{17}}\)

\(b)\;\dfrac{{5}}{6} + \dfrac{7}{8};\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{3}}{7} - \dfrac{5}{14};\,\,\,\,\,\,\,\)\(\dfrac{{7}}{{4}} - \dfrac{{3}}{{5}}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc cộng (hoặc trừ) hai phân số :

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng (hoặc trừ) hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{a)\;\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{8}{3} = \dfrac{{10 - 8}}{3} = \dfrac{2}{3}}\\
{\dfrac{{11}}{4} - \dfrac{5}{4} = \dfrac{{11 - 5}}{4} = \dfrac{6}{4} = \dfrac{3}{2}}\\
{\dfrac{{32}}{{17}} + \dfrac{{21}}{{17}} = \dfrac{{32 + 21}}{{17}} = \dfrac{{53}}{{17}}}
\end{array}\)

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{b){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{5}{6} + \dfrac{7}{8} = \dfrac{{20}}{{24}} + \dfrac{{21}}{{24}} = \dfrac{{41}}{{24}}}\\
{{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{3}{7} - \dfrac{5}{{14}} = \dfrac{6}{{14}} - \dfrac{5}{{14}} = \dfrac{1}{{14}}}\\
{{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{7}{4} - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{35}}{{20}} - \dfrac{{12}}{{20}} = \dfrac{{23}}{{20}}}
\end{array}\)

Câu 3

Tính:

\(a)\;4 + \dfrac{1}{4};\,\,\,\,\,\)             \(b)\;\dfrac{7}{6} - 1;\,\,\,\,\,\)             \(c)\;7 - \dfrac{8}{5};\,\,\,\,\,\)             \(d)\;\dfrac{3}{4} + 5\)

Phương pháp giải:

Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\) , sau đó thực hiện phép cộng (hoặc phép trừ) hai phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{a)\,4 + \dfrac{1}{4} = \dfrac{4}{1} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{16}{4} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{17}{4}}\\
{b)\,\dfrac{7}{6} - 1 = \dfrac{7}{6} - \dfrac{1}{1} = \dfrac{7}{6} - \dfrac{6}{6} = \dfrac{1}{6}}\\
{c)\,7 - \dfrac{8}{5} = \dfrac{7}{1} - \dfrac{8}{5} = \dfrac{{35}}{5} - \dfrac{8}{5} = \dfrac{{27}}{5}}\\
{d)\,\dfrac{3}{4} + 5 = \dfrac{3}{4} + \dfrac{5}{1} = \dfrac{3}{4} + \dfrac{{20}}{4} = \dfrac{{23}}{4}}
\end{array}\)

Câu 4

Tìm \(x\):

\(a)\; x + \dfrac{4}{5} = \dfrac{7}{5}\)                    \(b)\;x - \dfrac{4}{3} = \dfrac{7}{4}\)

\(c)\; \dfrac{7}{4} - x = \dfrac{3}{{14}}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng các quy tắc :

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{a)\;x + \dfrac{4}{5} = \dfrac{7}{5}}\\
{\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \dfrac{7}{5} - \dfrac{4}{5}}\\
{\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \dfrac{3}{5}}\\
{b)\;x - \dfrac{4}{3} = \dfrac{7}{4}}\\
{\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \dfrac{7}{4} + \dfrac{4}{3}}\\
{\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \dfrac{{37}}{{12}}}\\
{c)\;\dfrac{4}{7} - x = \dfrac{3}{{14}}}\\
{\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \dfrac{4}{7} - \dfrac{3}{{14}}}\\
{\;\;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = \dfrac{5}{{14}}}
\end{array}\)

Câu 5

Có một đàn trâu, bò và ngựa đang ăn cỏ. Số trâu chiếm \(\dfrac{1}{3}\) đàn, số ngựa chiếm \(\dfrac{1}{2}\) đàn. Hỏi số bò chiếm mấy phần của cả đàn ?

Phương pháp giải:

- Tìm phân số chỉ số trâu và số ngựa so với cả đàn.

- Coi cả đàn là \(1\) đơn vị, để tìm phân số chỉ số bò so với cả đàn ta lấy \(1) trừ đi phân số chỉ số trâu và số ngựa so với cả đàn.

Lời giải chi tiết:

Số trâu và số ngựa chiếm số phần của cả đàn là :

                \(\dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{6}\) (đàn)

Số bò chiếm số phần cả đàn là :

                \(1 - \dfrac{5}{6} = \dfrac{1}{6}\) (đàn)

                                    Đáp số: \(\dfrac{1}{6}\) đàn.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.7 trên 108 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.