A. Hoạt động thực hành - Bài 29 : Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông>
Giải bài 29 : Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông phần hoạt động thực hành trang 73, 74 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu
HĐ Thực hành
Câu 1: Em hãy vẽ một hình chữ nhật trên vở ô ly.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn :
Để vẽ hình chữ nhật có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 2cm, ta có thể thực hiện như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 4cm ;
- Vẽ một đường thẳng đi qua điểm D và vuông góc với cạnh DC. Trên đường thẳng đó lấy lấy điểm A sao cho đoạn thẳng DA bằng 2cm.
- Vẽ một đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh DA. Trên đường thẳng đó lấy lấy điểm B (xem hình vẽ) sao cho đoạn thẳng AB bằng 4cm.
- Nối hai điểm A và B ta được hình chữ nhật ABCD.
Câu 3
Em hãy vẽ hình chữ nhật, biết chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
Phương pháp giải:
Để vẽ hình chữ nhật có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 2cm, ta có thể thực hiện như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 5cm ;
- Vẽ một đường thẳng đi qua điểm D và vuông góc với cạnh DC. Trên đường thẳng đó lấy lấy điểm A sao cho đoạn thẳng DA bằng 3cm.
- Vẽ một đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh DA. Trên đường thẳng đó lấy lấy điểm B (xem hình vẽ) sao cho đoạn thẳng AB bằng 5cm.
- Nối hai điểm A và B ta được hình chữ nhật ABCD có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
a) Em hãy vẽ hình chữ nhật ABCD biết AB = 6cm, BC = 8cm.
b) Nối A và C, B và D ta được hai đoạn thẳng AC và BD được gọi là hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD ở trên. Em hãy dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đường chéo đó và cho biết chúng có bằng nhau không ?
c) Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm O, em hãy đo độ dài các đoạn AO, BO, CO, DO và cho biết chúng có bằng nhau không ?
Phương pháp giải:
a) Vẽ hình chữ nhật ABCD theo các bước tương tự các bài bên trên.
b, c) Dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đường chéo; các đoạn AO, BO, CO, DO rồi so sánh kết quả với nhau.
Lời giải chi tiết:
a, b. Ta được hình vẽ như sau:
Dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đường chéo AC và BD ta được :
AC = 10cm ; BD = 10cm.
Vậy độ dài của hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
c) Dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn AO, BO, CO, DO ta được
AO = 5cm ; BO = 5cm ; CO = 5cm ; DO = 5cm.
Vậy độ dài các cạnh OA ; OB ; OC ; OD bằng nhau.
Câu 5
Để vẽ một hình vuông có cạnh 3cm em phải làm như thế nào ?
Phương pháp giải:
Ta có thể vẽ hình vuông có cạnh 3cm như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 3cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm.
- Nối hai điểm A với B, ta được hình vuông ABCD.
Lời giải chi tiết:
Để vẽ hình vuông 3cm ta làm như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 3cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm.
- Nối hai điểm A với B, ta được hình vuông ABCD.
Câu 6
Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn :
Ta có thể vẽ hình vuông có cạnh 3cm như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 3cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm.
- Nối hai điểm A với B, ta được hình vuông ABCD.
Câu 7
Em hãy vẽ hình vuông biết cạnh của hình vuông dài 4cm.
Phương pháp giải:
a có thể vẽ hình vuông có cạnh 4cm như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 4cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 4cm, CB = 4cm.
- Nối hai điểm A với B, ta được hình vuông ABCD.
Lời giải chi tiết:
Vẽ hình vuông có cạnh 4cm :
Câu 8
a) Kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD có vuông góc với nhau không? Có bằng nhau không?
b) Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm O, em hãy cho biết các đoạn AO, BO, CO, DO có bằng nhau không?
Phương pháp giải:
*) Ta có thể vẽ hình vuông cạnh 5cm như sau :
- Vẽ một đoạn thẳng DC dài 5cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 5cm, CB = 5cm.
- Nối hai điểm A với B, ta được hình vuông ABCD.
a) Dùng thước kẻ để đo độ dài của hai đoạn thẳng AC và BD sau đó so sánh kết quả với nhau.
Dùng ê kê để kiểm tra xem hai hai đoạn thẳng AC và BD có vuông góc với nhau hay không.
b) Dùng thước kẻ để đo độ dài của các đoạn AO, BO, CO, DO sau đó so sánh kết quả với nhau.
Lời giải chi tiết:
Hình vuông ABCD có cạnh 5cm :
a) Dùng ê ke kiểm tra ta thấy hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
Dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài các đường chéo AC và BD ta thấy hai đường chéo AC và BD dài bằng nhau (khoảng 7,1cm)
b) Dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn AO, BO, CO, DO ta thấy các đoạn AO, BO, CO, DO có độ dài bằng nhau (khoảng 3,55cm).
Loigiaihay.com
HĐ ứng dụng
Câu 1: Trên một bức tường hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3m, cô giáo muốn treo hai bức ảnh hình vuông có cạnh 1m, cách nhau 2m. Em hãy giúp cô giáo vẽ phác hoạ bức tường và vị trí hai bức tranh sao cho cân đối và đẹp.
Phương pháp giải:
Học sinh thực hành vẽ trên giấy ô li.
Lời giải chi tiết:
HĐ Thực hành
Trong mỗi hình sau, em hãy nêu:
a. Các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
b. Các cặp cạnh vuông góc với nhau
c. Các cặp cạnh song song với nhau
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tam giác ABC có:
Góc A là góc vuông
Góc B, C là góc nhọn
Góc H là góc bẹt
Cặp cạnh vuông góc là: AB và AC, AH và BC
Tứ giác ABCG có:
Góc A và góc B là góc tù
Góc C, góc E và góc G là góc nhọn.
Các cặp cạnh song song là: AB và CG, AG và BE, AB và GE
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 112 : Em đã học được những gì ?
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- A. Hoạt động thực hành - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Bài 112 : Em đã học được những gì ?
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- A. Hoạt động thực hành - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó