A. Hoạt động cơ bản - Bài 37 : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu>
Giải Bài 37 : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu phần hoạt động cơ bản trang 90, 91, 92 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :
a) Tính giá trị hai biểu thức :
3 × (4 + 5) 3 × 4 + 3 × 5
b) So sánh hai giá trị biểu thức trên.
Phương pháp giải:
Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) Tính giá trị biểu thức :
3 × (4 + 5) = 3 × 9 = 27
3 × 4 + 3 × 5 = 12 + 15 = 27
b) Từ kết quả câu a ta thấy, giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau và bằng 27.
3 × (4 + 5) = 3 × 4 + 3 × 5
Câu 2
Đọc kĩ nội dung sau:
Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau. a × (b + c) = a × b + a × c Ví dụ : 3 × (4 + 2) = 3 × 4 + 3 × 2 = 18. |
Câu 3
a) Tính giá trị biểu thức (theo mẫu) :
b) Em và bạn so sánh giá trị các biểu thức trong bảng trên.
Phương pháp giải:
Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
b) Từ kết quả câu a ta thấy giá trị của các biểu thức trong bảng trên bằng nhau :
a × (b + c) = a × b + a × c
Câu 4
a) Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức :
3 × (6 – 4) ; 3 × 6 – 3 × 4.
b) Em và bạn so sánh giá trị hai biểu thức trên.
Phương pháp giải:
Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) Tính giá trị biểu thức :
3 × (6 – 4) = 3 × 2 = 6
3 × 6 – 3 × 4 = 18 – 12 = 6
b) Từ kết quả câu a ta thấy giá trị của hai biểu thức đã cho bằng nhau.
3 × (6 – 4) = 3 × 6 – 3 × 4
Câu 5
Đọc kĩ nội dung sau :
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau. a × (b – c) = a × b – a × c Ví dụ : 3 × (5 – 2) = 3 × 5 – 3 × 2 = 9. |
Câu 6
a) Tính giá trị biểu thức (theo mẫu) :
b) Em và bạn so sánh giá trị các biểu thức trong bảng trên.
Phương pháp giải:
Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Từ kết quả câu a) ta thấy giá trị của hai biểu thức đã cho bằng nhau.
a × (b – c) = a × b – a × c
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 112 : Em đã học được những gì ?
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- A. Hoạt động thực hành - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Bài 112 : Em đã học được những gì ?
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- A. Hoạt động thực hành - Bài 111 : Em ôn lại những gì đã học
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- A. Hoạt động thực hành - Bài 110 : Ôn tập về tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó