Giải Bài 78 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều>
Cho tam giác DEF cân tại D có đường trung tuyến EM. Trên tia đối của tia ME lấy điểm N sao cho MN = ME.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Cho tam giác DEF cân tại D có đường trung tuyến EM. Trên tia đối của tia ME lấy điểm N sao cho MN = ME.
a) Chứng minh DE = FN và tam giác DFN là tam giác cân.
b) Trên tia đối của tia FD lấy điểm A sao cho FA = FD. Chứng minh F là trọng tâm của tam giác NEA.
c) Chứng minh tam giác DNA là tam giác vuông.
d) Kẻ EB vuông góc với NA (B ∈ NA). Chứng minh ba điểm E, F, B thẳng hàng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Chứng minh: tam giác DFN có DF = FN nên tam giác DFN cân tại F.
- Chứng minh: NEA có AM là trung tuyến và \({\rm{AF}} = \frac{2}{3}AM\) nên F là trọng tâm của tam giác NEA.
- Chứng minh: EF vuông góc NA; EB vuông góc với NA suy ra ba điểm E, F, B cùng nằm trên một đường thẳng.
Lời giải chi tiết
a) Xét ∆DME và ∆FMN có:
DM = FM (vì M là trung điểm của DF),
\(\widehat {DME} = \widehat {FMN}\) (hai góc đối đỉnh),
ME = MN (giả thiết)
Do đó ∆DME = ∆FMN (c.g.c)
Suy ra DE = FN (hai cạnh tương ứng).
Vì tam giác DFE cân tại D nên DE = DF.
Do đó DE = DF = FN.
Tam giác DFN có DF = FN nên tam giác DFN cân tại F.
Vậy tam giác DFN cân tại F.
b) Ta có \(M{\rm{D}} = MF = \frac{1}{2}DF\)và FA = FD nên \(MF = \frac{1}{2}F{\rm{A}}\)
Mà AF + FM = AM nên AF + 1212AF = AM
Suy ra \(\frac{2}{3}AF = AM\) hay \(AF = \frac{2}{3}AM\).
Trong tam giác NEA có AM là trung tuyến và \(AF = \frac{2}{3}AM\) nên F là trọng tâm của tam giác NEA.
Vậy F là trọng tâm của tam giác NEA.
c) • Ta có: DF = FN, DF = FA nên AF = FN.
Suy ra tam giác FNA cân tại F.
Do đó \(\widehat {F{\rm{A}}N} = \widehat {FNA}\) (hai góc ở đáy)
•Vì tam giác DFN cân tại F nên \(\widehat {FDN} = \widehat {FND}\) (hai góc ở đáy)
• Xét ∆DNA có \(\widehat {A{\rm{D}}N} + \widehat {DNA} + \widehat {NAD} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác)
Suy ra \(\widehat {FND} + \widehat {DNA} + \widehat {FNA} = 180^\circ \)
Hay \(\left( {\widehat {FND} + \widehat {FNA}} \right) + \widehat {DNA} = \widehat {DNA} + \widehat {DNA} = 180^\circ \)
Suy ra \(2\widehat {DNA} = 180^\circ \)
Do đó \(\widehat {DNA} = \frac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \)
Vậy tam giác DNA là tam giác vuông tại N.
d) Xét ∆DMN và ∆FME có:
DM = FM (vì M là trung điểm của DF),
\(\widehat {DMN} = \widehat {FME}\) (hai góc đối đỉnh),
EM = MN (giả thiết)
Do đó ∆DMN = ∆FME (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {MDN} = \widehat {MFE}\) (hai góc tương ứng)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong
Nên EF // DN
Lại có \(\widehat {DNA} = 90^\circ \) (chứng minh câu c) hay DN ⊥ NA.
Suy ra EF ⊥ NA (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại).
Mặt khác EB ⊥ NA (giả thiết)
Suy ra ba điểm E, F, B cùng nằm trên một đường thẳng.
Vậy ba điểm E, F, B thẳng hàng.
- Giải Bài 77 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
- Giải Bài 76 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
- Giải Bài 75 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
- Giải Bài 74 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
- Giải Bài 73 trang 90 sách bài tập toán 7 - Cánh diều
>> Xem thêm