Giải bài 7 trang 10 SBT Sinh học 11 >
Giải bài 7 trang 10 SBT Sinh học 11. Dựa vào sơ đồ dưới đây để giải thích chu trình cố định CO2 ở thực vật C4
Đề bài
Dựa vào sơ đồ dưới đây để giải thích chu trình cố định CO2 ở thực vật C4
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhìn vào các chất và sự chuyển hóa giữa các chất trong chu trình
Lời giải chi tiết
Nhóm thực vật \(C_4\) bao gồm một số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu... Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ \(CO_2\)giảm, nồng độ \(O_2\) tăng. Chất nhận \(CO_2\) là PEP (photphoenol piruvic - hợp chất 3C) xảy ra trong lục lạp của tế bào mô giậu.
Sản phẩm quang hợp đầu tiên là một chất hữu cơ có 4 C trong phân tử (axit ôxalô axêtic - AOA). Sau đó AOA biến đổi thành AM (hợp chất có 4 C - ví dụ axit malic hoặc axit aspactic tuỳ theo cây). Các AM di chuyển vào lục lạp của tế bào bao bó mạch và lập tức bị phân huỷ để giải phóng \(CO_2\) cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên axit piruvic (\(C_3\)) quay trở lại lục lạp của tế bào mô giậu, biến đổi thành PEP nhờ năng lượng ATP.
Lưu ý : Thực vật C4 có 2 enzim cố định \(CO_2\) là PEP- cacboxilaza (hoạt tính rất mạnh - vì vậy có thể cố định \(CO_2\) ở nồng độ cực kì thấp) và RDP - cacboxilaza.
Loigiaihay.com
- Giải bài 8 trang 11 SBT Sinh học 11
- Giải bài 9 trang 12 SBT Sinh học 11
- Giải bài 6 trang 9 SBT Sinh học 11
- Giải bài 5 trang 8 SBT Sinh học 11
- Giải bài 4 trang 7 SBT Sinh học 11_BT
>> Xem thêm