Giải bài 11,12,13,14,15 SBT Sinh học 12 trang 44, 45>
Giải bài 11,12,13,14,15 SBT Sinh học 12 trang 44 45. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec?
Câu 11
11. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec ?
A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau.
B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể
C. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di - nhập gen.
D. Không phát sinh đột biến.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Định luật hecdi vanbec
Lời giải chi tiết:
Điều kiện nghiệm đúng của định luật
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên).
- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
- Không có sự di - nhập gen.
Chọn A
Câu 12
12. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát p có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là
A. 0,5%; 0,5%. C. 50%; 25%.
B. 75%; 25%. D. 0,75%; 0,25%
Phương pháp giải:
Sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể tự phối qua các thế hệ:
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức trên ta có: tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ thứ nhất là: 1/2, ở thế hệ thứ hai là 1/4.
Chọn C
Câu 13
13. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04BB + 0,32Bb + 0,64bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là
A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36
B. p(B) = 0,4 và q(b) = 0,6.
C. P(B) = 0,2 và q(b) = 0,8
D. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25.
Phương pháp giải:
xAA + yAa + zaa = 1
Gọi p, q lần lượt là tần số alen A và a thì ta có công thức
p = (2x+y2(x+y+z)">2x+y) / 2(x+y+z)
q fa=2z+y2(x+y+z)=1−fA">= (2z+y) / 2(x+y+z)=1−p
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức ta có
p(B)= (0.04 x 2 + 0. 32) / 2 = 0.2
q(b) = 1- 0.2 = 0.8
Chọn C
Câu 14
14. Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó
A. không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
B. chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.
C. chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.
D. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Phương pháp giải:
Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi qua các thế hệ
Lời giải chi tiết:
Quần thể có tần số kiểu gen ổn định, có tần số alen ko thay đổi và đặc trung
Chọn D
Câu 15
15. Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd
B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd
C. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd
D. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd.
Phương pháp giải:
Công thức của quần thể ngẫu phối:
Gọi p là tần số tương đối của alen A
Gọi q là tần số tương đối của alen a: p +q = 1
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng:
p2 AA + 2pqAa + q2 aa
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức trên ta có
dd= 0.2 x 0.2 = 0.04
DD= 0.8x0.8= 0.64
Dd= 0.8 x0.2 x2= 0.32
Chọn A
Loigiaihay.com
- Giải bài 16,17,18,19,20 SBT Sinh học 12 trang 45, 46
- Giải bài 21,22,23,24,25 SBT Sinh học 12 trang 46, 47
- Giải bài 26,27,28,29,30 SBT Sinh học 12 trang 47
- Giải bài 6,7,8,9,10 SBT Sinh học 12 trang 44
- Giải bài 1,2,3,4,5 SBT Sinh học 12 trang 43
>> Xem thêm