Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì II - Hóa học lớp 10>
Đề kiểm tra và lời giải chi tiết chương trình hết học kì II hóa lớp 10
Đề bài
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 : Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế chất X:
Chất X là
A. O2. B. H2S.
C. H2. D. H2.
Câu 2 : Chất nào sau đây có tên gọi là lưu huỳnh trioxit?
A. H2S B. SO2
C. Na2S D. SO3
Câu 3 : Dẫn khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch có màu vàng.
B. có kết tủa màu vàng.
C. có kết tủa màu đen.
D. có kết tủa màu trắng.
Câu 4 : Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp chứa các chất tan:
A. NaCl và Na2SO4.
B. NaCl và KCl.
C. KCl và KClO3.
D. NaCl và NaClO.
Câu 5 : Tiến hành thí nghiệm với axit H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để ngăn chặn khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường dùng bông tẩm dung dịch chất X để nút miệng ống nghiệm. X có thể là chất nào sau đây ?
A. CH3COOH. B. NaCl.
C. C2H5OH. D. NaOH
Câu 6 : Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc là
A. rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ.
B. rót nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ.
C. rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ.
D. rót nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ.
Câu 7 : Chất khí Y được tìm thấy nhiều lần ở tầng bình lưu của khí quyển, có vai trò như một tấm lá chắn ngăn các bức xạ có hại từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, chất Y là:
A. ozon. B. oxi.
C. clo. D. flo.
Câu 8 : Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clorua vôi?
A. Dùng trong tinh chế dầu mỏ.
B. Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
C. Tẩy uế cống rãnh, chuồng trại.
D. Dùng để diệt khuẩn, bảo vệ môi trường.
Câu 9 : Hòa tan hết 0,1 mol Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được bao nhiêu lít (đktc) khí H2?
A. 3,36 lít B. 2,24 lít
C. 1,12 lít D. 4,48 lít
Câu 10 : Halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. I2. B. F2.
C. Cl2. D. Br2.
Câu 11 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:
A. ns2np4. B. ns2np3.
C. ns2np6. D. ns2np5.
Câu 12 : Khí clo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2 B. Mg
C. O2 D. Dung dịch NaOH
Câu 13 : Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.
C. PbS + 2HCl → H2S + PbCl2.
D. S + 2Na \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Na2S.
Câu 14 : Khi điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm (sơ đồ hình bên), người ta thường thu khí O2 bằng cách đẩy nước là do khí oxi:
A. nhẹ hơn nước.
B. ít tan trong nước.
C. tan nhiều trong nước.
D. khó hóa lỏng.
Câu 15 : Cho 0,1 mol SO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là:
A. NaHSO3.
B. NaOH và Na2SO3.
C. Na2SO3.
D. NaHSO3 và Na2SO3.
Câu 16 : Chất nào sau đây khi cho vào hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh?
A. Cl2 B. F2
C. I2 D. Br2
Câu 17 : Ở điều kiện thường, trạng thái vật lí nào sau đây là của clo?
A. Khí, màu vàng lục
B. Lỏng, màu nâu đỏ
C. Khí, màu lục nhạt
D. Rắn, màu tím đen
Câu 18 : Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu trắng ?
A. HCl B. KBr
C. NaF D. KI
Câu 19 : Nhóm gồm các chất đều có khả năng phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội là:
A. Cu và Al2O3.
B. Al và Fe2O3.
C. Fe và MgO.
D. Fe và CuO.
Câu 20 : Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
A. 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2P2O5.
B. 2Cl2 + 7O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Cl2O7.
C. 2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2MgO.
D. CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2 + 2H2O.
Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lưu huỳnh ?
A. Chất rắn, màu vàng.
B. Không tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Không tan trong nước.
D. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
Câu 22 : Lưu huỳnh là chất khử trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) SO2.
B. S + 2Na \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Na2S.
C. S+ H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) H2S.
D. S + Mg \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) MgS.
Câu 23 : Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch HCl là
A. Mg và KCl.
B. Fe và NaCl.
C. Cu và K2CO3.
D. Zn và NaOH.
Câu 24 : X là một loại muối clorua, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven,…. Đặc biệt, X có vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. X là:
A. KCl. B. NaCl.
C. AlCl3. D. ZnCl2.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 25 : Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng - nếu có):
MnO2 .\(\xrightarrow{(1)}\). Cl2 \(\xrightarrow{(2)}\) HCl \(\xrightarrow{(3)}\) SO2 \(\xrightarrow{(4)}\) H2SO4
Câu 26 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm H2 và H2S, có tỉ lệ mol 1 : 1.
a) Viết phương trình hóa học và tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp Y.
b) Ở một thí nghiệm khác, khi cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với axit H2SO4 đặc, dư, đun nóng, thu được 16,8 lít khí SO2. Tính m (gam) và khối lượng (gam) axit H2SO4 đã phản ứng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6 và các thể tích khí đều đo ở đktc.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của HCl: có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như KMnO4, KClO3 hay MnO2.
Hướng dẫn giải:
Ta thấy HCl đặc phản ứng với MnO2 theo PTHH:
4HClđặc + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Vậy khí X thu được là khí Cl2.
Đáp án D
Câu 2:
Phương pháp:
Dựa vào cách gọi tên oxit axit.
Hướng dẫn giải:
SO3 có tên gọi là lưu huỳnh trioxit.
Đáp án D
Câu 3:
Phương pháp:
Dựa vào phương trình hóa học để nêu hiện tượng xảy ra.
Hướng dẫn giải:
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
Vậy hiện tượng quan sát được là có kết tủa màu đen (PbS) xuất hiện.
Đáp án C
Câu 4:
Phương pháp:
Lý thuyết về hợp chất của clo.
Hướng dẫn giải:
Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp chứa các chất tan NaCl và NaClO.
Đáp án D
Câu 5:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của SO2 để lựa chọn hóa chất phản ứng với SO2 tạo thành chất không độc.
Hướng dẫn giải:
Chất X có thể là NaOH vì khi đó xảy ra phản ứng:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Khi đó khí SO2 sẽ bị giữ lại, không thoát ra gây ô nhiễm môi trường.
Đáp án D
Câu 6:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của axit sunfuric đặc.
Hướng dẫn giải:
H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào axit, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.
Đáp án C
Câu 7:
Hướng dẫn giải:
Khí ozon O3 có trong tầng bình lưu của khí quyển, có vai trò như một tấm lá chắn ngăn các bức xạ có hại từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
Đáp án A
Câu 8:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất và ứng dụng của clorua vôi.
Hướng dẫn giải:
- Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Gia-ven nên được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy.
- So với nước Gia-ven, clorua vôi rẻ hơn, hàm lượng hipoclorit cao hơn nên còn dùng để tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi, …
- Một lượng lớn clorua vôi dùng trong tinh chế dầu mỏ.
- Do có khả năng tác dụng với các chất hữu cơ, clorua vôi được dùng để xử lí các chất độc, bảo vệ môi trường.
→ Ứng dụng không phải của clorua vôi là dùng để diệt khuẩn, bảo vệ môi trường.
Đáp án D
Câu 9:
Phương pháp:
Viết phương trình hóa học xảy ra và tính toán theo phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
Ta có: nH2 = nFe = 0,1 mol
Do đó: VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
Đáp án B
Câu 10:
Phương pháp:
Trong cùng một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính oxi hóa giảm dần.
Hướng dẫn giải:
Trong nhóm VIIA, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính oxi hóa giảm dần.
Vậy halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là F2.
Đáp án B
Câu 11:
Phương pháp:
Dựa vào vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Hướng dẫn giải:
Các nguyên tố nhóm halogen thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn nên có 7 electron ở lớp ngoài cùng, do đó cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5.
Đáp án D
Câu 12:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của khí clo: tác dụng với nhiều kim loại, nhiều phi kim, với dung dịch kiềm và với nước.
Hướng dẫn giải:
Các halogen đều không phản ứng với oxi. Do đó khí clo không phản ứng với O2.
Đáp án C
Câu 13:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của muối sunfua và của lưu huỳnh.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng PbS + 2HCl → H2S + PbCl2 không đúng vì một số muối sunfua như PbS, CuS và Ag2S không tan trong axit HCl và axit H2SO4 loãng.
Đáp án C
Câu 14:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của khí O2.
Hướng dẫn giải:
Do khí O2 ít tan trong nước nên có thể thu khí O2 bằng phương pháp đẩy nước.
Đáp án B
Câu 15:
Phương pháp:
Dựa vào tỉ lệ số mol k = nNaOH/nSO2 để xác định sản phẩm tạo thành:
- Nếu k < 1 thì thu được NaHSO3 và SO2 dư.
- Nếu k = 1 thì thu được sản phẩm là NaHSO3.
- Nếu 1 < k < 2 thì thu được sản phẩm là NaHSO3 và Na2SO3.
- Nếu k = 2 thì thu được sản phẩm Na2SO3.
- Nếu k > 2 thì thu được sản phẩm Na2SO3 và NaOH còn dư.
Hướng dẫn giải:
Ta có tỉ lệ k = nNaOH/nSO2 = 0,2 : 0,1 = 2.
→ Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là: Na2SO3
Phương trình hóa học xảy ra là
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Đáp án C
Câu 16:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của các halogen.
Hướng dẫn giải:
Ở điều kiện thường, I2 tạo với hồ tinh bột hợp chất có màu xanh.
Đáp án C
Câu 17:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của các halogen.
Hướng dẫn giải:
Trạng thái, màu sắc của các halogen ở điều kiện thường:
F2: khí, màu lục nhạt
Cl2: khí, vàng lục
Br2: lỏng, màu nâu đỏ
I2: rắn, màu tím đen
Đáp án A
Câu 18:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của các muối halogenua.
Hướng dẫn giải:
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thu được kết tủa màu trắng vì:
HCl + AgNO3 → AgCl↓ (trắng) + HNO3
Chú ý:
Ghi nhớ màu sắc của các muối bạc halogenua: AgCl (màu trắng); AgBr (vàng nhạt); AgI (vàng đậm).
Đáp án A
Câu 19:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của axit H2SO4.
Hướng dẫn giải:
Nhóm gồm các chất đều có khả năng phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội là Cu và Al2O3.
PTHH:
Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Chú ý: Một số kim loại bị thụ động với H2SO4 đặc nguội như Al, Fe, Cr, …
Đáp án A
Câu 20:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của oxi để chọn phương trình hóa học sai.
Hướng dẫn giải:
Oxi không tác dụng với các halogen nên phương trình hóa học viết sai là:
2Cl2 + 7O2 → 2Cl2O7
Đáp án B
Câu 21:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất vật lí của lưu huỳnh.
Hướng dẫn giải:
Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
Vậy phát biểu sai là không tan trong các dung môi hữu cơ.
Đáp án B
Câu 22:
Phương pháp:
Chất khử là chất nhường electron nên có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Chất oxi hóa là chất nhận electron nên có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Xác định số oxi hóa của S trước và sau phản ứng:
Ta thấy ở phản ứng A, số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 nên lưu huỳnh là chất khử.
Đáp án A
Câu 23:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của HCl.
Hướng dẫn giải:
A loại KCl
B loại NaCl
C loại Cu
D thỏa mãn
PTHH:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Đáp án D
Câu 24:
Phương pháp:
Dựa vào ứng dụng của các muối clorua.
Hướng dẫn giải:
Muối natri clorua (NaCl) là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven, … Đặc biệt, X có vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn.
Đáp án B
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 25:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất để viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải:
(1) MnO2 + 4HCl đặc \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(2) Cl2 + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2HCl
(3) HCl + NaHSO3 → NaCl + SO2 + H2O
(4) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Câu 26:
Phương pháp:
a) - Viết các PTHH xảy ra
- Dựa vào dữ kiện "Sau phản ứng thu được 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm H2 và H2S, có tỉ lệ mol 1 : 1" suy ra số mol mỗi khí → Thể tích mỗi khí
b) - Từ số mol H2 và số mol H2S tính được số mol Fe và số mol FeS.
- Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp X tác dụng với axit H2SO4 đặc, dư, đun nóng:
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (4)
2FeO + 4H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (5)
2FeS + 10H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O (6)
+ Từ số mol Fe suy ra số mol H2SO4 và số mol SO2 ở PT (4).
+ Từ số mol FeS suy ra số mol H2SO4 và số mol SO2 ở PT (6).
+ Từ số mol SO2 tổng suy ra số mol SO2 ở PT (5) và số mol H2SO4 ở PT (5).
Vậy m = mFe + mFeS + mFeO
Hướng dẫn giải:
a) PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O (2)
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (3)
Sau phản ứng thu được 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm H2 và H2S, có tỉ lệ mol 1 : 1.
→ nH2 = nH2S = 0,1 mol → VH2 = VH2S = 2,24 (lít)
b)
Theo PT (1): nFe = nH2 = 0,1 mol
Theo PT (3): nFeS = nH2S = 0,1 mol
Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp X tác dụng với axit H2SO4 đặc, dư, đun nóng:
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (4)
0,1 → 0,3 → 0,15 (mol)
2FeO + 4H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (5)
2x 4x x (mol)
2FeS + 10H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O (6)
0,1 → 0,5 → 0,45 (mol)
Ta có: nSO2 = 0,15 + x + 0,45 = 0,75 → x = 0,15
- Khối lượng hỗn hợp đầu:
Hỗn hợp đầu chứa Fe (0,1 mol); FeO (2x = 0,3 mol); FeS (0,1 mol)
Suy ra m = 0,1.56 + 0,3.72 + 0,1.88 = 36 (gam)
- Khối lượng H2SO4 phản ứng:
nH2SO4 pư = 0,3 + 4x + 0,5 = 1,4 (mol)
→ mH2SO4 pư = 1,4.98 = 137,2 (gam)
- Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì II - Hóa học lớp 10
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 10
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 10
- Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 10
- Đề cương ôn tập học kỳ II - Hóa học lớp 10
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục