Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm nào đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu?

  • A.

    Từ ấy

  • B.

    Việt Bắc

  • C.

    Ra trận

  • D.

    Máu và hoa

Câu 2 :

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Từ ấy, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đối tượng nào?

  • A.

    Quần chúng lao khổ

  • B.

    Những ngươi chiến sĩ

  • C.

    Những người lãnh đạo của Đảng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C.

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D.

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 4 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Bính sau Cách mạng tháng Tám?

  • A.

    Ông lão mài gươm

  • B.

    Gửi người vợ miền Nam

  • C.

    Cây đàn tì bà

  • D.

    Đêm sao sáng

Câu 5 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B.

    nhân hóa, hoán dụ

  • C.

    nhân hóa, so sánh

  • D.

    hoán dụ, so sánh

Câu 6 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Câu 7 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tôi yêu em – Pu-skin

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

  • C.

    Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất chìm trong mưa xuân

  • D.

    Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Câu 8 :

Năm 18 tuổi, Ta-go đã phát hành những bài thơ đáng kể đầu tiên của mình với bút danh nào?

  • A.

    Sư tử mặt trăng

  • B.

    Sư tử mặt trời

  • C.

    Hậu vệ mặt trời

  • D.

    Hậu vệ mặt trăng

Câu 9 :

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?

  • A.

    Nhát như thỏ đế

  • B.

    Con ốc nằm co

  • C.

    Mũ ni che tai

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Câu 10 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A.

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B.

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C.

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D.

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm nào đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu?

  • A.

    Từ ấy

  • B.

    Việt Bắc

  • C.

    Ra trận

  • D.

    Máu và hoa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946) : đánh dấu chặng đường 10 năm thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.

Câu 2 :

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Từ ấy, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đối tượng nào?

  • A.

    Quần chúng lao khổ

  • B.

    Những ngươi chiến sĩ

  • C.

    Những người lãnh đạo của Đảng

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.

Câu 3 :

Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C.

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D.

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Bài thơ Nhớ đồng là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, yêu đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Câu 4 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Bính sau Cách mạng tháng Tám?

  • A.

    Ông lão mài gươm

  • B.

    Gửi người vợ miền Nam

  • C.

    Cây đàn tì bà

  • D.

    Đêm sao sáng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cây đàn tì bà (1944) – Nguyễn Bính.

Câu 5 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A.

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B.

    nhân hóa, hoán dụ

  • C.

    nhân hóa, so sánh

  • D.

    hoán dụ, so sánh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: nhân hóa, hoán dụ (lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng)

Câu 6 :

Tiếng Việt thuộc dòng ngôn ngữ nào?

  • A.

    Dòng Môn

  • B.

    Dòng Môn - Khmer

  • C.

    Dòng Munda

  • D.

    Dòng Khmer

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại Lịch sử phát triển tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc dòng Môn – Khmer.

Câu 7 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tôi yêu em – Pu-skin

  • A.

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B.

    Tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người

  • C.

    Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất chìm trong mưa xuân

  • D.

    Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Câu 8 :

Năm 18 tuổi, Ta-go đã phát hành những bài thơ đáng kể đầu tiên của mình với bút danh nào?

  • A.

    Sư tử mặt trăng

  • B.

    Sư tử mặt trời

  • C.

    Hậu vệ mặt trời

  • D.

    Hậu vệ mặt trăng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 18 tuổi, Ta-go đã phát hành những bài thơ đáng kể đầu tiên của mình với bút danh Sư tử mặt trời.

Câu 9 :

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nào dưới đây không có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp?

  • A.

    Nhát như thỏ đế

  • B.

    Con ốc nằm co

  • C.

    Mũ ni che tai

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ kiểu người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp. Đồng thời thành ngữ này cũng chỉ những kẻ chủ quan, coi thường thực tế.

Câu 10 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A.

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B.

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C.

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D.

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích thao tác lập luận bình luận là:

Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.