Đề kiểm tra 45 phút kì II Ngữ văn 12 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Tải về

Đề kiểm tra 45 phút kì II Ngữ văn 12 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

     Mẹ ơi, con đã già rồi. Con ngồi nhớ mẹ, khóc như trẻ con. Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa. Ngày xưa cha ngồi uống rượu mẹ ngồi đan áo, ngoài hiên. Mùa đông cây bàng lá đổ. 

     Ngày xưa chị hát vu vơ, mấy câu ca cổ cho em nằm mơ. Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi. Ngày xưa bên giường cha nằm, mẹ buồn xa vắng, nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.

     Biển sóng thét gào một ngày một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa. Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi. Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình, tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.

     Trèo lên đỉnh núi thiên thai ối a, mẹ ngồi trông áng mây vàng, mẹ ơi hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ.

     Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ.

(Mẹ tôi – Trần Tiến) 

Câu 1: Chủ đề của bài hát? 

Câu 2: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 3: Nghệ thuật sử dụng trong lời bài hát trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó? (1.0 điểm)

Câu 4: Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài hát như thế nào? (1.0 điểm). 

Phần II: Làm văn

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Lời giải chi tiết

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1. Chủ đề của bài hát Mẹ tôi: người mẹ, những kí ức tuổi thơ gắn liền với những tháng ngày êm ấm bên gia đình.

Câu 2.

- Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa. Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi. 

- Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ.

Câu 3.

- Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, so sánh, liên tưởng. 

- Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng về mẹ trong cuộc sống, mẹ là tất cả.

Câu 4.

- Nỗi nhớ về người mẹ da diết, nỗi nhớ về tuổi thơ khi chung sống bên gia đình.

- Khi gạt đi những lo lắng muộn phiền trong cuộc sống, tác giả nhớ về mẹ, tình cảm chân thành, thiêng liêng dành cho mẹ, vinh quang của mỗi con người chính là luôn có mẹ bên mình.

Phần II: Làm văn

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài (tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật…)

- Giới thiệu về truyện Vợ chồng A Phủ (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)

2. Thân bài

* Cảnh ngộ của nhân vật Mị:

- Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lý: cha mẹ nghèo, không trả được nợ (món nợ từ ngày cưới, lớn dần lên vì nặng lãi), Mị làm dâu gạt nợ cho cha mẹ.

- Mị chỉ biết làm những công việc mà quanh năm ngày tháng làm đi làm lại, không ngưng nghỉ: "Con trâu con ngựa nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ chứ đàn bà con gái nhà này thì làm không nghỉ tay".

- Mị sống trong một căn phòng chỉ có một ô vuông bằng bàn tay để nhìn ra ngoài cũng không thể biết được trời nắng hay mưa chỉ thấy mờ mờ, trăng trắng.

* Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc ở Mị:

Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:

- Cảnh sắc của Hồng Ngài trong những ngày xuân: "Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác", "Đám trẻ đợi Tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà."

- Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống, như nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo.

- Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng: "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi". "Ngày trước Mị thổi sáo giỏi... Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo", "Tai Mị vẳng tiếng gọi bạn đầu làng", "mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo"...

* Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:

- Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: "Mị còn phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình: "Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết"...

- Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

- Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách".

- Mị đang chuẩn bị sắm sửa để đi chơi nhưng rồi bị A Sử cấm, hắn nhẫn tâm trói đứng Mị vào cột nhà, Mị vẫn đang ru mình trong đêm xuân. Tiếng ngựa ngoài kia làm cho Mị tỉnh giấc, nàng đã trở lại với hiện tại đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí