Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 18 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 18 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“...hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé
em tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”.
(Trích “Hạnh Phúc” - Thanh Huyền)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
Câu 2: Theo tác giả, những điều gì làm nên hạnh phúc?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4: Đoạn trích gợi ra những thông điệp gì về cuộc sống?
II. LÀM VĂN
Câu 1: Từ ngữ liệu đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm hạnh của Thanh Huyền qua hai câu thơ: đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
Câu 2: Cảm nhận đoạn trích sau: Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa.
Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhở lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bổ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mi tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cử thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.13-14)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? |
Phương pháp:
Vận dụng những kiến thức đã học về phong cách ngôn ngữ.
Lời giải chi tiết:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: Theo tác giả, những điều gì làm nên hạnh phúc? |
Phương pháp:
Đọc, tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Những điều làm nên hạnh phúc: tiếng xe về mỗi chiều của bố, cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ, chị xới cơm đầy bắt phải ăn no, khi đêm về không có tiếng mẹ ho, ngọn đèn soi tương lai em sáng, điểm mười mỗi khi lên bảng, ánh mắt một người lạ như quen, khi mình có một cái tên.
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích? |
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, liệt kê, so sánh...
- Tác dụng: tăng sức hấp dẫn, sinh động, nhịp nhàng cho đoạn thơ; nhấn mạnh quan niệm hạnh phúc là những gì gần gũi, thân thương nhất trong đời sống của mỗi người.
Câu 4: Đoạn trích gợi ra những thông điệp gì về cuộc sống? |
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Thông điệp:
- Hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, hãy biết trân trọng nó.
- Hạnh phúc chính từ bản thân mỗi chúng ta xây dựng nên.
- Đừng tô hồng hạnh phúc mà hãy chắt chiu nó bằng những điều giản dị, đời thường.
- Biết trân trọng hạnh phúc chắc chắn hạnh phúc sẽ mỉm cười với mỗi chúng ta...
PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1: Từ ngữ liệu đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm hạnh của Thanh Huyền qua hai câu thơ: đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
Phương pháp
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Lời giải chi tiết
* Nêu vấn đề nghị luận: Quan niệm hạnh phúc qua hai câu thơ: “đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/ hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”.
* Phân tích, bàn luận:
- “Hạnh phúc”: là một trạng thái cảm xúc tình cảm của con người khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó.
- Hạnh phúc tồn tại trong những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống, từ những điều giản dị nhất mà đôi khi vô tình ta bỏ qua, đó là những yêu thương quan tâm nhỏ bé trong cuộc sống của những người thân yêu nhưng cho ta ấm áp, yêu thương...
- Không ít người chạy theo những thứ phù phiếm, xa hoa, ảo tưởng mà quên mất hạnh phúc giản đơn bình dị quanh mình. Khi nhận ra thì hạnh phúc đã tuột khỏi tầm tay. Ta lên án điều đó.
- Bài học: hãy biết trân trọng hạnh phúc quanh ta, đừng tham lam những điều xa vời viễn vông.
* Bàn luận mở rộng.
Câu 2: Cảm nhận đoạn trích sau
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.
Lời giải chi tiết:
(*)Yêu cầu về hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
(*) Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
b) Thân bài:
* Cảm nhận nội dung và nghệ thuật đoạn văn: Diễn biến tâm lí phức tạp của Mị.
- Lúc đầu nhìn A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Thậm chí nếu A Phủ là xác chết đứng đấy với Mi cũng thế thôi. Sự vô cảm ấy xuất phát từ việc cảnh trói người đến chết xảy ra không quá lạ lẫm với
Mị; sự tê liệt trong đời sống tâm hồn Mị đã lên đến đỉnh điểm từ cái đêm bị A Sử trói đứng vào cột.
- Nhưng khi nhìn A Phủ khóc – Mị thức tỉnh, hồi sinh:
+ Nhìn “dòng nước mắt lấp lánh”: Mị đồng cảnh và đồng cảm.
+“Chúng nó thật độc ác’: lần đầu tiên Mị mới có nhận thức này.
+ Mị phán đoán: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết: Chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”.
+Từ liên tưởng tương đồng đến liên tưởng tương phản: Mị nghĩ “Ta là thân đàn bà” , còn “Người kia việc gì mà phải chết”.
+ Mị tưởng tượng tình huống trải nghiệm: nếu Mị phải trói thay và chết thay trên cây cột kia, Mị không hề sợ.
+ Mị quyết định hành động táo bạo cắt dây mây cởi trói cho A Phủ.
→ Hành động cứu A Phủ cũng là cứu mình, vừa dây trói buộc hữu hình vừa là vô hình của ràng buộc - cường quyền - thần quyền, hành động bản lề khép mở hai cuộc đời.
+ Mị trở nên hốt hoảng, “Mị đứng lặng trong bóng tối” Câu văn được tách ra đứng độc lập thành đoạn, có sức dồn chứa đấu tranh, thôi thúc bản năng tự vệ tích cực , quyết định vùng băng đi trong bóng tối, tìm đường
sống cho mình.
→ Hai con người chấp chới những cánh bay đầu tiên từ thung lũng đau thương ra đến cánh đồng vui. → Hành động dù là tự phát nhưng mang ý nghĩa tích cực: Là sự vỡ bờ khi quá tức nước, là sự vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình. Đó là con đường tất yếu, duy nhất để Mị có thể thoát khỏi chốn địa ngục trần gian, để có cơ hội tìm được hạnh phúc.
* Nghệ thuật: Tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc, phức tạp, nhiều cung bậc; ngôn ngữ điêu luyện bậc thầy trong miêu tả nhân vật; chọn chi tiết độc đáo gợi hình gợi cảm. → làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
c. Kết bài:
Khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 17 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 16 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 15 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 18 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 17 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 16 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 18 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 17 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 16 có lời giải chi tiết