Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT tỉnh Bắc Ninh>
Tải vềGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019 - 2020 Sở GD và ĐT tỉnh Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...................... |
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi từng nghe kể về một người. Một người bình thường. Anh suýt mất mạng khi nhảy xuống sông cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Bạn nghĩ người ấy làm điều đó vì ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu của con người? Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi đâu mà nói. Nếu như dưới đó có cái thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng nhảy xuống cứu nó lên. Chớ không thì làm sao tôi sống nổi với mình?”
Vậy đó. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay một hành động dũng cảm, đơn giản là vì chính họ. Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mỹ. Vì chúng ta không thể kìm lòng được, vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau của người khác, không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào thanh thản.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn..... Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2016, tr 206 - 207)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Vì điều gì mà nhân vật "anh" cứu người?
Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: "Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mỹ"?
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu hỏi: Sống vì mình có phải lối sống ích kỉ?
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ quan đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương |
Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở
(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một) |
.......................................HẾT....................................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
I. ĐỌC HIỂU |
Câu 1: * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ. * Cách giải: - Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận Câu 2: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: - Người đàn ông hành động dũng cảm cứu người là vì bản thân mình. Vì nếu ông không làm điều đó, ông sẽ không được thanh thản Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp *Cách giải: - Vì nếu không có danh tiếng và lời hoa mỹ bạn sẽ chẳng làm điều tốt đẹp đó. Câu 4: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: * Gợi ý: - Hãy đem những điều tốt đẹp đến cho người khác từ sự thôi thúc của trái tim mình. |
II. LÀM VĂN |
Câu 1: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận * Cách giải: * Giải thích: - “Sống vì mình”: sống, làm việc theo nhu cầu của bản thân mình, xuất phát từ mục đích của bản thân. - “Sống ích kỉ”: sống chỉ biết mình, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không biết đến lợi ích của người khác. * Phân tích, bình luận: - Trước hết, cần sống cho bản thân mình. Quan điểm này không sai. “Sống cho mình” là sống cho sự hoàn thiện của cái tôi bản ngã. Mục tiêu đầu tiên của cuộc đời là sống để giúp bản thân mình phát triển toàn diện, đúng hướng, được xã hội thừa nhận những giá trị trong nhân cách của bản thân. - “Sống vì bản thân” khác với “sống ích kỉ” + Người sống ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lý và lợi ích của người khác để có được mối lợi ấy. + Sống có trách nhiệm với bản thân giúp thể lực và đặc biệt giúp nhân cách cá nhân phát triển, sống hoà nhập và có ích với cộng đồng. Nhưng lối sống ích kỉ sẽ tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, biến con người trở thành một ốc đảo cô độc. Mặt khác, lối sống hẹp hòi ấy còn gây hại cho đời sống xã hội. Chính bởi vậy, trong quá trình tập cho mình lối sống có trách nhiệm với bản thân, mỗi người còn cần dẹp bỏ mầm mống của tính ích kỉ trong chính con người mình. * Biểu hiện: - Người sống ích kỉ: ngại khó, ngại khổ, ngại giúp đỡ người khác, sợ phiền lụy. - Trong công việc: người sống ích kỉ trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm - Trong các mối quan hệ xã hôi: ganh ghét, đố kị những ai hơn mình. → Bị cô lập, xa lánh * Liên hệ bản thân Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vấn đề TB: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ * Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu - Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. - Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được - Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu. - Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương - Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy. - Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng. → Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa. Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vàn cách trở - Hình ảnh “Trăm ngàn con sóng", con nào chẳng tới bờ” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu người phụ nữ: tuy mềm yếu, trải qua nhiều gian nan, cách trở nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để tìm đến tình yêu đích thực của cuộc đời mình. → Sóng vừa là tâm hồn của người phụ nữ khi yêu, vừa chính là tình yêu vốn rất phức tạp nhưng cũng có những quy luật riêng. * Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng - Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, nữ tính. - Xây dựng hình tượng ẩn dụ (sóng) vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng. - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập KB: Nêu cảm nhận chung. |
Loigiaihay.com
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Đồng Nai
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Hà Nam
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Đắk Lắk
- Đề thi học kì 1 Ngữ văn 12 Sở GD và ĐT An Giang
>> Xem thêm