Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 10

Đề bài

Câu 1 :

Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?

  • A.

    Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá

  • B.

    Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

  • C.

    Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung đi câu cá như một ẩn sĩ thực thụ.

  • D.

    Cả B và C đều đúng.

Câu 2 :

Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu

  • B.

    Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường.

  • C.

    Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 3 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.

    "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

  • B.

    "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  • C.

    "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

  • D.

    "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Câu 4 :

So sánh được hiểu là:

  • A.

    So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

  • B.

    So sánh là chia tách đối tượng thành các yếu tố nhỏ hơn

  • C.

    So sánh là để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai

  • D.

    So sánh là làm tăng giá trị của cái được so sánh

Câu 5 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Đất nước

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn như nhớ mắt người yêu

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 6 :

Khi biên tập, người phỏng vấn được phép:

  • A.

    Sửa lại lời nói của người trả lời phỏng vấn cho hay hơn và đúng ý của mình.

  • B.

    Ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7 :

Đoạn trích Tình yêu và thù hận được trích từ hồi thứ bao nhiêu của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A.

    Hồi 1

  • B.

    Hồi 2

  • C.

    Hồi 3

  • D.

    Hồi 4

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

 (Tràng giang – Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?

  • A.

    Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập

  • B.

    Bút pháp lãng mạn

  • C.

    Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại

  • D.

    Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?

  • A.

    Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá

  • B.

    Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

  • C.

    Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung đi câu cá như một ẩn sĩ thực thụ.

  • D.

    Cả B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Khuyến rút lui khỏi chốn quan trường về quê định làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị giặc Pháp xâm lược nhưng ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ. Tiếng cá đớp động dưới chân bèo đã cho ta biết nỗi niềm trăn trở của nhà thơ trước thời cuộc. Qua bài thơ, ta thấy Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

Câu 2 :

Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu

  • B.

    Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường.

  • C.

    Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại chú giải từ “giải tổ” trong SGK. Qua câu thơ, tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc như thế nào?

Lời giải chi tiết :

“Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như sau: năm ở kinh đô cởi trả ấn (của quan lại) để về hưu. Một người con nhẹ danh vọng như Nguyễn Công Trứ, ông xem việc làm quan như “vào lồng” sẽ có tâm trạng nhẽ nhõm, khoan khoái khi được thoát khỏi chốn quan trường.

Câu 3 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.

    "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

  • B.

    "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  • C.

    "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".

  • D.

    "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích của các từ trong câu. Từ đó lựa chọn câu thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ.

Lời giải chi tiết :

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ cua, lời dụ dãy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

Câu 4 :

So sánh được hiểu là:

  • A.

    So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

  • B.

    So sánh là chia tách đối tượng thành các yếu tố nhỏ hơn

  • C.

    So sánh là để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai

  • D.

    So sánh là làm tăng giá trị của cái được so sánh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khái niệm so sánh: So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 5 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Đất nước

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn như nhớ mắt người yêu

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 6 :

Khi biên tập, người phỏng vấn được phép:

  • A.

    Sửa lại lời nói của người trả lời phỏng vấn cho hay hơn và đúng ý của mình.

  • B.

    Ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn

  • C.

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D.

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người phỏng vấn có thể ghi lại ánh mắt, nét mặt, cử chỉ của người phỏng vấn.

Câu 7 :

Đoạn trích Tình yêu và thù hận được trích từ hồi thứ bao nhiêu của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A.

    Hồi 1

  • B.

    Hồi 2

  • C.

    Hồi 3

  • D.

    Hồi 4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích Tình yêu và thù hận trích hồi II, lớp 2 của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Đáp án

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Lời giải chi tiết :

Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.

Câu 9 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

 (Tràng giang – Huy Cận)

  • A.

    Bức tranh sông nước buồn vắng

  • B.

    Cảnh cồn bến hoang vắng

  • C.

    Cảnh bãi bờ quạnh quẽ

  • D.

    Bức tranh không gian tầng bậc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Bức tranh không gian tầng bậc.

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?

  • A.

    Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập

  • B.

    Bút pháp lãng mạn

  • C.

    Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại

  • D.

    Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập

- Bút pháp lãng mạn

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại