Trắc nghiệm Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến Toán 7 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Kết quả của phép nhân (x + 5) . (-x – 3) là:

  • A.

    x2 + 2x + 15 

  • B.

    -x2 – 8x – 15

  • C.

    -x2 – 15

  • D.

    –x2 + 2x – 15

Câu 2 :

Tìm giá trị của \(a\) biết \(\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right) = {x^2} + ax - 2\)

  • A.

    . \( - 1\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \( - 2\)

Câu 3 :

Hệ số lớn nhất trong kết quả của phép nhân \(\left( {{x^2} + 2x - 1} \right)\left( {2x + 4} \right)\) là:

  • A.

    6

  • B.

    2

  • C.

    8

  • D.

    3

Câu 4 :

Tìm giá trị \(x\) thỏa mãn \(\left( {2x + 5} \right)\left( {x - 2} \right) - 2{x^2} = 6\) là:

  • A.

  • B.

    4

  • C.

    16 

  • D.

    Không có giá trị \(x\) thỏa mãn.

Câu 5 :

Thực hiện phép nhân

\(\left( {x + 2} \right)\left( {{x^3} + 3{x^2} - 4} \right)\).

  • A.

    x4 + 3x3 + 6x2 – 4x – 8

  • B.

    x3 + 3x2 + x – 2

  • C.

    x4 + 3x3 + 6x2 – 4x + 8

  • D.

    x4 + 5x3 + 6x2 – 4x – 8

Câu 6 :

Tìm giá trị của \(x\)thỏa mãn:

\(\left( {2x - 3} \right)\left( {x + 2} \right) + \left( {x + 5} \right)\left( {4 - x} \right) = 30\)

  • A.

    x = 4

  • B.

    x = -4

  • C.

    x = 4; x = -4

  • D.

    x = 0; x = 4

Câu 7 :

Tìm tổng của ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 56.

  • A.

    42

  • B.

    30

  • C.

    56

  • D.

    36

Câu 8 :

Tính \(A = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - x - 1} \right) - {x^2}\left( {x - 2} \right) - 2\)

  • A.

    x3 + 2x - 1

  • B.

    -1

  • C.

    2x2 + 2x – 1

  • D.

    –x3 – 2x2 + 2x – 1

Câu 9 :

Tính giá trị của biểu thức \(A = \left( {x + 1} \right)\left( {{x^7} - 4{x^6} + 4{x^5} - 4{x^4} + 4{x^3} - 4{x^2} - x} \right)\) với \(x = 3.\) 

  • A.

    3

  • B.

    -12

  • C.

    6

  • D.

    -48

Câu 10 :

Tính tổng các hệ số các hạng tử của đa thức:

A(x) = (-x2 + 4x – 4). (x – 3) – (x2 – 6x + 9) . (-x + 2)

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    -2

  • D.

    -1

Câu 11 :

Tìm kết quả của phép chia 8x4 - 2x3 cho 4x2

  • A.

    2x2

  • B.

    4x5

  • C.

    2x2 - 0,5.x

  • D.

    2x2 + 1

Câu 12 :

Phép chia 2x4 – x3 + 2x – 1 cho x2 – x + 1 có thương là:

  • A.

    0,5. x2 + 2x – 1

  • B.

    - 2x2 + 2x – 1

  • C.

    2x2 + x – 1

  • D.

    2x2 + x + 1

Câu 13 :

Phép chia 2x5 – 3x3 + 1 cho -2x3 + 3 có dư là:

  • A.

    3x2 – 3,5

  • B.

    –x2 + 1,5

  • C.

    x2 - 1,5

  • D.

    -3x2 + 3,5

Câu 14 :

Thương của phép chia đa thức một biến bậc 6 cho đa thức một biến bậc 2 là đa thức bậc mấy?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    Không xác định được

Câu 15 :

Tìm đa thức bị chia biết đa thức chia là \(\left( {{x^2} + x + 1} \right)\), thương là \(\left( {x + 3} \right)\), dư là \(x - 2\):

  • A.

    \({x^3} + 4{x^2} + 5x + 1\)

  • B.

    \({x^3} - 4{x^2} + 5x + 1\)

  • C.

    \({x^3} - 4{x^2} - 5x + 1\)     

  • D.

    \({x^3} + 4{x^2} - 5x + 1\)

Câu 16 :

Tính giá trị biểu thức \(A = \left( {4{x^3} + 3{x^2} - 2x} \right):\left( {{x^2} + \dfrac{3}{4}x - \dfrac{1}{2}} \right)\) tại \(x = 2\)

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \(9\)

  • C.

    \(10\)

  • D.

    \(12\)

Câu 17 :

Xác định hằng số \(a\) và \(b\) sao cho \(\left( {{x^4} + ax + b} \right) \vdots \left( {{x^2} - 4} \right)\):

  • A.

    \(a = 0\) và \(b =  - 16\)

  • B.

    \(a = 0\) và \(b = 16\)

  • C.

    \(a = 0\) và \(b = 0\)

  • D.

    \(a = 1\) và \(b = 1\)

Câu 18 :

Xác định a để \(\left( {6{x^3} - 7{x^2} - x + a} \right):\left( {2x + 1} \right)\) dư \(2\):

  • A.

    \( - 4\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \( - 2\)

  • D.

    \(4\)

Câu 19 :

Cho \(P = \dfrac{{2{n^3} - 3{n^2} + 3n - 1}}{{n - 1}}\). Có bao nhiêu giá trị \(n \in Z\) để \(P \in Z\).

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    Vô số

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kết quả của phép nhân (x + 5) . (-x – 3) là:

  • A.

    x2 + 2x + 15 

  • B.

    -x2 – 8x – 15

  • C.

    -x2 – 15

  • D.

    –x2 + 2x – 15

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

Lời giải chi tiết :

Ta có: (x + 5) . (-x – 3) = x . (-x) + x . (-3) + 5 . (-x) + 5 . (-3) = -x2 – 3x – 5x – 15 = -x2 – 8x – 15

Câu 2 :

Tìm giá trị của \(a\) biết \(\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right) = {x^2} + ax - 2\)

  • A.

    . \( - 1\)

  • B.

    \(1\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \( - 2\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Nhân đa thức với đa thức

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

Bước 2: Tìm a

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)\) \( = x\left( {x - 2} \right) + x - 2\)\( = {x^2} - 2x + x - 2\)\( = {x^2} - x - 2\)

Lại có: \(\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right) = {x^2} + ax - 2\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {x^2} - x - 2 = {x^2} + ax - 2\\ \Rightarrow a =  - 1.\end{array}\)

Câu 3 :

Hệ số lớn nhất trong kết quả của phép nhân \(\left( {{x^2} + 2x - 1} \right)\left( {2x + 4} \right)\) là:

  • A.

    6

  • B.

    2

  • C.

    8

  • D.

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trong một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\left( {{x^2} + 2x - 1} \right)\left( {2x + 4} \right)\\ = {x^2}\left( {2x + 4} \right) + 2x\left( {2x + 4} \right) - \left( {2x + 4} \right)\\ = 2{x^3} + 4{x^2} + 4{x^2} + 8x - 2x - 4\\ = 2{x^3} + 8{x^2} + 6x - 4.\end{array}\) .

\( \Rightarrow \) Hệ số lớn nhất trong đa thức là 8.

Câu 4 :

Tìm giá trị \(x\) thỏa mãn \(\left( {2x + 5} \right)\left( {x - 2} \right) - 2{x^2} = 6\) là:

  • A.

  • B.

    4

  • C.

    16 

  • D.

    Không có giá trị \(x\) thỏa mãn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức, phá ngoặc, thu gọn, tìm ra được \(x\) thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,\left( {2x + 5} \right)\left( {x - 2} \right) - 2{x^2} = 6\\ \Leftrightarrow 2x\left( {x - 2} \right) + 5\left( {x - 2} \right) - 2{x^2} = 6\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 4x + 5x - 10 - 2{x^2} = 6\\ \Leftrightarrow x - 10 = 6\\ \Leftrightarrow x = 16\end{array}\)

Câu 5 :

Thực hiện phép nhân

\(\left( {x + 2} \right)\left( {{x^3} + 3{x^2} - 4} \right)\).

  • A.

    x4 + 3x3 + 6x2 – 4x – 8

  • B.

    x3 + 3x2 + x – 2

  • C.

    x4 + 3x3 + 6x2 – 4x + 8

  • D.

    x4 + 5x3 + 6x2 – 4x – 8

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\left( {x + 2} \right)\left( {{x^3} + 3{x^2} - 4} \right)\\ = x\left( {{x^3} + 3{x^2} - 4} \right) + 2\left( {{x^3} + 3{x^2} - 4} \right)\\ = {x^4} + 3{x^3} - 4x + 2{x^3} + 6{x^2} - 8\\ = {x^4} + 5{x^3} + 6{x^2} - 4x - 8.\end{array}\)

Câu 6 :

Tìm giá trị của \(x\)thỏa mãn:

\(\left( {2x - 3} \right)\left( {x + 2} \right) + \left( {x + 5} \right)\left( {4 - x} \right) = 30\)

  • A.

    x = 4

  • B.

    x = -4

  • C.

    x = 4; x = -4

  • D.

    x = 0; x = 4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\left( {2x - 3} \right)\left( {x + 2} \right) + \left( {x + 5} \right)\left( {4 - x} \right) = 30\\ \Leftrightarrow 2x\left( {x + 2} \right) - 3\left( {x + 2} \right) + x\left( {4 - x} \right) + 5\left( {4 - x} \right) = 30\\ \Leftrightarrow 2{x^2} + 4x - 3x - 6 + 4x - {x^2} + 20 - 5x = 30\\ \Leftrightarrow {x^2} + 14 = 30\\ \Leftrightarrow {x^2} = 16\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\x =  - 4\end{array} \right..\end{array}\)

Vậy \(x = 4\) hoặc \(x =  - 4.\)

Câu 7 :

Tìm tổng của ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 56.

  • A.

    42

  • B.

    30

  • C.

    56

  • D.

    36

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp là \(x,\,\,x + 2,\,\,\,x + 4\,\,\left( {\forall x \in \mathbb{N},\,\,x\,\, \vdots \,\,2} \right)\).

Vì tích hai số sau lớn hơn tích hai số trước là 56 nên ta có mối quan hệ để tìm \(x\) (áp dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức để giải).

Lời giải chi tiết :

Gọi 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp là \(x,\,\,x + 2,\,\,\,x + 4\,\,\left( { x \in \mathbb{N},\,\,x\,\, \vdots \,\,2} \right)\)

Vì tích hai số sau lớn hơn tích hai số trước 56 nên ta có:

\(\begin{array}{l}\left( {x + 4} \right)\left( {x + 2} \right) - x\left( {x + 2} \right) = 56\\ \Leftrightarrow x\left( {x + 2} \right) + 4\left( {x + 2} \right) - {x^2} - 2x = 56\\ \Leftrightarrow {x^2} + 2x + 4x + 8 - {x^2} - 2x = 56\\ \Leftrightarrow 4x = 48\\ \Leftrightarrow x = 12\,\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy ba số tự nhiên chẵn cần tìm là: \(12;\,\,14;\,\,16.\)

Tổng của 3 số đó là: 12 + 14 + 16 = 42

Câu 8 :

Tính \(A = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - x - 1} \right) - {x^2}\left( {x - 2} \right) - 2\)

  • A.

    x3 + 2x - 1

  • B.

    -1

  • C.

    2x2 + 2x – 1

  • D.

    –x3 – 2x2 + 2x – 1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhân đa thức với đa thức

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

 \(\begin{array}{l}A = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - x - 1} \right) - {x^2}\left( {x - 2} \right) - 2\\\,\,\,\,\, = \left( {x - 1} \right){x^2} - \left( {x - 1} \right)x - \left( {x - 1} \right) - {x^3} + 2{x^2} - 2\\\,\,\,\,\, = {x^3} - {x^2} - {x^2} + x - x + 1 - {x^3} + 2{x^2} - 2\\\,\,\,\,\, =  - 1.\end{array}\)

Câu 9 :

Tính giá trị của biểu thức \(A = \left( {x + 1} \right)\left( {{x^7} - 4{x^6} + 4{x^5} - 4{x^4} + 4{x^3} - 4{x^2} - x} \right)\) với \(x = 3.\) 

  • A.

    3

  • B.

    -12

  • C.

    6

  • D.

    -48

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với \(x = 3\), đặt \(x + 1 = 4\) thay vào \(A\), rút gọn \(A\).

Sau đó thay \(x = 3\) vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(A = \left( {x + 1} \right)\left( {{x^7} - 4{x^6} + 4{x^5} - 4{x^4} + 4{x^3} - 4{x^2} - x} \right)\)

Với \(x = 3\) \( \Rightarrow 4 = x + 1\) thay vào \(A\) ta được:

\(\begin{array}{l}A = \left( {x + 1} \right)\left( {{x^7} - 4{x^6} + 4{x^5} - 4{x^4} + 4{x^3} - 4{x^2} - x} \right)\\\,\,\,\,\, = \left( {x + 1} \right)\left[ {{x^7} - \left( {x + 1} \right){x^6} + \left( {x + 1} \right){x^5} - \left( {x + 1} \right){x^4} + \left( {x + 1} \right){x^3} - \left( {x + 1} \right){x^2} - x} \right]\\\,\,\,\,\, = \left( {x + 1} \right)\left( {{x^7} - {x^7} - {x^6} + {x^6} + {x^5} - {x^5} - {x^4} + {x^4} + {x^3} - {x^3} - {x^2} - x} \right)\\\,\,\,\,\, = \left( {x + 1} \right)\left( { - {x^2} - x} \right)\\\,\,\,\,\, =  - {x^3} - {x^2} - {x^2} - x\\\,\,\,\,\, =  - {x^3} - 2{x^2} - x\end{array}\)

Từ đó với \(x = 3\),  ta có \(A =  - {3^3} - {2.3^2} - 3 =  - 48\)

Vậy với \(x = 3\), thì \(A =  - 48\).

Câu 10 :

Tính tổng các hệ số các hạng tử của đa thức:

A(x) = (-x2 + 4x – 4). (x – 3) – (x2 – 6x + 9) . (-x + 2)

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    -2

  • D.

    -1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhân đa thức với đa thức rồi thực hiện phép trừ các đa thức

+ Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

+ Muốn trừ các đa thức ta nhóm các hạng tử có cùng phần biến rồi cộng, trừ.

Lời giải chi tiết :

Ta có: A(x) = (-x2 + 4x – 4). (x – 3) – (x2 – 6x + 9) . (-x + 2)

= (-x2). (x – 3) + 4x . (x – 3) – 4. (x – 3) – [x2 . (-x + 2) – 6x. (-x + 2) + 9. (-x + 2]

= -x3 + 3x2 + 4x2 – 12x – (4x – 12) – [-x3 + 2x2 – (-6x2 + 12x) + (-9x + 18)]

= -x3 + 3x2 + 4x2 – 12x – 4x + 12 – (- x3 + 2x2 + 6x2 – 12x – 9x + 18)

= -x3 + 3x2 + 4x2 – 12x – 4x + 12 + x3 – 2x2 – 6x2 + 12x + 9x – 18

= (-x3 +x3 ) + (3x2 + 4x2 – 2x2 – 6x2 ) + (– 12x – 4x + 12x + 9x ) + (12 – 18)

= -x2 + 5x – 6

Vậy tổng hệ số các hạng tử của đa thức trên là: -1 + 5 + (-6) = -2

Câu 11 :

Tìm kết quả của phép chia 8x4 - 2x3 cho 4x2

  • A.

    2x2

  • B.

    4x5

  • C.

    2x2 - 0,5.x

  • D.

    2x2 + 1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Muốn chia đa thức cho đơn thức, ta chia từng hạng tử của đa thức cho đơn thức rồi tổng các kết quả thu được.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

(8x4 - 2x3) : 4x2 = 8x4 : 4x2 - 2x3 : 4x2 = 2x2 – 0,5.x

Câu 12 :

Phép chia 2x4 – x3 + 2x – 1 cho x2 – x + 1 có thương là:

  • A.

    0,5. x2 + 2x – 1

  • B.

    - 2x2 + 2x – 1

  • C.

    2x2 + x – 1

  • D.

    2x2 + x + 1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3

Bước 5: Làm tương tự như trên

Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.

Lời giải chi tiết :

Câu 13 :

Phép chia 2x5 – 3x3 + 1 cho -2x3 + 3 có dư là:

  • A.

    3x2 – 3,5

  • B.

    –x2 + 1,5

  • C.

    x2 - 1,5

  • D.

    -3x2 + 3,5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3

Bước 5: Làm tương tự như trên

Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.

Lời giải chi tiết :

Câu 14 :

Thương của phép chia đa thức một biến bậc 6 cho đa thức một biến bậc 2 là đa thức bậc mấy?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết dạng tổng quát của phép chia đa thức bậc 6 cho đa thức bậc 2

Lời giải chi tiết :

Ta có: Đa thức biến x bậc 6 có dạng: a6 . x6 + a5 . x5 + a4 . x4 + a3 . x3 + a2 . x2 + a1. x + a0 (a6 khác 0)

Đa thức biến x bậc 2 có dạng: b2 . x2 + b1. x + b0 (b2 khác 0)

Khi chia đa thức biến x bậc 6 cho đa thức biến x bậc 2, đầu tiên, ta lấy hạng tử : a6 . x6 chia cho b2 . x2 nên thu được đa thức thương có bậc là 6 – 2 = 4

Câu 15 :

Tìm đa thức bị chia biết đa thức chia là \(\left( {{x^2} + x + 1} \right)\), thương là \(\left( {x + 3} \right)\), dư là \(x - 2\):

  • A.

    \({x^3} + 4{x^2} + 5x + 1\)

  • B.

    \({x^3} - 4{x^2} + 5x + 1\)

  • C.

    \({x^3} - 4{x^2} - 5x + 1\)     

  • D.

    \({x^3} + 4{x^2} - 5x + 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm đa thức A thỏa mãn A = B. Q + R

Trong đó, A là đa thức bị chia, B là đa thức chia, Q là thương, R là dư

Lời giải chi tiết :

Ta có: Đa thức bị chia = \(\left( {{x^2} + x + 1} \right)\). \(\left( {x + 3} \right)\) + \(x - 2\)

= x2 . (x + 3) + x. (x+3) + 1. (x+3) + x – 2

= x2 . x + x2 . 3 + x .x + x . 3 + 1. x + 1.3 + x – 2

= x3 + 3x2 + x2 + 3x + x + 3 + x – 2

= x3 + (3x2 + x2 ) + (3x + x  + x ) + (3 – 2)

= x3 + 4x2 + 5x + 1

Câu 16 :

Tính giá trị biểu thức \(A = \left( {4{x^3} + 3{x^2} - 2x} \right):\left( {{x^2} + \dfrac{3}{4}x - \dfrac{1}{2}} \right)\) tại \(x = 2\)

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \(9\)

  • C.

    \(10\)

  • D.

    \(12\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Chia đa thức cho đa thức: Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3

Bước 5: Làm tương tự như trên

Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.

+) Thay x = 2 vào đa thức thương vừa thu được

Lời giải chi tiết :

Tại \(x = 2\) , ta có: \(A = 4x = 4.2 = 8\)

Câu 17 :

Xác định hằng số \(a\) và \(b\) sao cho \(\left( {{x^4} + ax + b} \right) \vdots \left( {{x^2} - 4} \right)\):

  • A.

    \(a = 0\) và \(b =  - 16\)

  • B.

    \(a = 0\) và \(b = 16\)

  • C.

    \(a = 0\) và \(b = 0\)

  • D.

    \(a = 1\) và \(b = 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Chia đa thức cho đa thức: Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3

Bước 5: Làm tương tự như trên

Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.

+) Biện luận để \(\left( {{x^4} + ax + b} \right) \vdots \left( {{x^2} - 4} \right)\) thì dư  = 0, tìm a,b

Lời giải chi tiết :

Để \({x^4} + ax + b\) chia hết cho \({x^2} - 4\) thì \(ax + b + 16 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}ax = 0\\b + 16 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0\\b =  - 16\end{array} \right.\)

Câu 18 :

Xác định a để \(\left( {6{x^3} - 7{x^2} - x + a} \right):\left( {2x + 1} \right)\) dư \(2\):

  • A.

    \( - 4\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \( - 2\)

  • D.

    \(4\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Chia đa thức cho đa thức: Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.

Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1

Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B

Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3

Bước 5: Làm tương tự như trên

Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.

+) Biện luận để dư  = 2

Lời giải chi tiết :

Để \(6{x^3} - 7{x^2} - x + a\) chia \(2x + 1\) dư \(2\)  thì \(a - 2 = 2 \Leftrightarrow a = 4\).

Câu 19 :

Cho \(P = \dfrac{{2{n^3} - 3{n^2} + 3n - 1}}{{n - 1}}\). Có bao nhiêu giá trị \(n \in Z\) để \(P \in Z\).

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    Vô số

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đặt phép chia.

- Để thỏa mãn điều kiện của đề bài thì số dư cuối cùng phải chia hết cho số chia nên số chia là ước của số dư cuối cùng.

- Lập bảng thử chọn để chọn ra giá trị của \(n\)thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

Vậy \(2{n^3} - 3{n^2} + 3n - 1 = \left( {2{n^2} - n + 2} \right)\left( {n - 1} \right) + 1\)

Để \(2{n^3} - 3{n^2} + 3n - 1\) chia hết cho \(n - 1\) thì \(1\)  chia hết cho \(n - 1\).

\( \Rightarrow \left( {n - 1} \right) \in \left\{ {1; - 1} \right\}\)

Do đó n \( \in \) {0;2} để \(P \in Z\)

Vậy có 2 giá trị n thỏa mãn.