Toán lớp 3 trang 115 - Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 000 - SGK Kết nối tri thức>
Mai mua gấu bông hết 28 000 đồng, mua keo dán hết 3 000 đồng. Một trung tâm y tế dự phòng đã nhập về 35 800 liều vắc-xin
Luyện tập 1
Video hướng dẫn giải
Bài 1
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính: Viết phép tính theo hàng dọc sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính: Thực hiện phép cộng, phép trừ các số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Trong các phép tính dưới đây, những phép tính nào có kết quả bé hơn 6 000, những phép tính nào có kết quả lớn hơn 20 000?
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả từng phép tính rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
3 500 + 2 500 = 6 000.
- 4 956 + 1 000 = 5 956.
- 15 000 + 6 000 = 21 000.
- 41 600 – 21 500 = 20 100.
- 9 850 – 4 000 = 5 850.
Vậy những phép tính có kết quả bé hơn 6 000 là: 4 956 + 1 000; 9 850 – 4 000.
Vậy những phép tính có kết quả lớn hơn 20 000 là: 41 600 – 21 500; 15 000 + 6 000.
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Tính giá trị của biểu thức.
a) 4 569 + 3 721 – 500
b) 9 170 + (15 729 – 7 729)
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Lời giải chi tiết:
a) 4 569 + 3 721 – 500 = 8 290 – 500
= 7 790.
b) 9 170 + (15 729 – 7 729) = 9 170 + 8 000
= 17 170.
Bài 4
Video hướng dẫn giải
Mai mua gấu bông hết 28 000 đồng, mua keo dán hết 3 000 đồng. Mai đưa cho cô bán hàng 50 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại cho Mai bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số tiền Mai đã dùng để mua đồ.
Bước 2: Tính số tiền cô bán hàng trả lại.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Mua gấu: 28 000 đồng
Mua keo dán: 3 000 đồng
Đưa : 50 000 đồng.
Trả lại: … ? đồng
Bài giải
Mai đã mua hết số tiền là:
28 000 + 3 000 = 31 000 (đồng)
Vậy cô bán hàng trả lại cho Mai số tiền là:
50 000 – 31 000 = 19 000 (đồng)
Đáp số: 19 000 đồng.
Bài 5
Video hướng dẫn giải
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc đặt tính rồi tính, em xác ra chữ số thích hợp với dấu “?” ở mỗi ô.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Video hướng dẫn giải
Bài 1
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính: Viết phép tính theo hàng dọc sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính: Thực hiện phép cộng, phép trừ các số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Chọn kết quả đúng.
Phương pháp giải:
a) Để tìm tổng của hai số ta thực hiện phép cộng: 6 735 + 3 627.
b) Để tìm hiệu của hai số ta thực hiện phép trừ: 24 753 - 16 238.
c) Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Đ, S?
a) Đường đi từ cổng công viên đến vườn thú gần hơn đến rạp xiếc. ….…
b) Đường đi từ cổng công viên đến vườn thú xa hơn đến rạp xiếc. …….
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính quãng đường từ cổng công viên đến vườn thú và quãng đường từ cổng công viên đến rạp xiếc.
Bước 2: So sánh khoảng cách hai quãng đường rồi điền Đ, S thích hợp vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Quãng đường từ cổng công viên đến rạp xiếc là: 590 + 450 = 1 040 m.
Quãng đường từ cổng công viên đến vườn thú là: 400 + 280 + 370 = 1 050 m.
Ta có 1 040 m < 1 050 m. Ta điền như sau:
a) Đường đi từ cổng công viên đến vườn thú gần hơn đến rạp xiếc. S
b) Đường đi từ cổng công viên đến vườn thú xa hơn đến rạp xiếc. Đ
Bài 4
Video hướng dẫn giải
Một trung tâm y tế dự phòng đã nhập về 35 800 liều vắc-xin COVID-19. Đợt thứ nhất dùng hết 16 400 liều vắc-xin, đợt thứ hai dùng hết 17 340 liều vắc-xin. Hỏi sau hai đợt sử dụng, trung tâm y tế đó còn lại bao nhiêu liều vắc-xin COVID-19?
Phương pháp giải:
Cách 1:
- Tìm số liều vắc-xin còn lại sau đợt thứ nhất dùng.
- Tìm số liều vắc-xin còn lại sau đợt thứ hai dùng.
Cách 2:
- Tìm số liều vắc-xin đã dùng trong hai đợt.
- Tìm số liều vắc-xin còn lại bằng cách lấy số vắc-xin ban đầu trừ đi số vừa tìm được.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 35 800 liều vắc-xin
Đợt thứ nhất: 16 400 liều
Đợt thứ hai: 17 340 liều
Còn lại: … ? liều
Bài giải
Cách 1: Số liều vắc-xin còn lại sau đợt thứ nhất dùng là:
35 800 – 16 400 = 19 400 (liều vắc-xin)
Số liều vắc-xin còn lại sau đợt thứ hai dùng là:
19 400 – 17 340 = 2 060 (liều vắc-xin)
Đáp số: 2 060 liều vắc-xin.
Cách 2: Số liều vắc-xin đã dùng trong hai đợt là:
16 400 + 17 340 = 33 740 (liều vắc-xin)
Số liều vắc-xin còn lại sau đợt thứ hai dùng là:
35 800 – 33 740 = 2 060 (liều vắc-xin)
Đáp số: 2 060 liều vắc-xin.
Bài 5
Video hướng dẫn giải
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiếu dời kinh đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Binh) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) vào năm 1010. Hỏi đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm?
Phương pháp giải:
Để biết chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm ta lấy số năm hiện tại trừ đi năm 1010.
Lời giải chi tiết:
Năm nay là năm 2022.
Vậy Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được số năm là
2022 – 1010 = 1012 (năm)
Đáp số: 1012 năm
- Toán lớp 3 trang 118 - Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 000 - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 3 trang 121 - Ôn tập hình học vào đo lường - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 3 trang 123 - Ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện - SGK Kết nối tri thức
- Toán lớp 3 trang 125 - Ôn tập chung
- Toán lớp 3 trang 112 - Ôn tập các số trong phạm vi 10 000, 100 000 SGK Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết: Khả năng xảy ra của một sự kiện - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Tiền Việt Nam - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Xem đồng hồ. Tháng - năm - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Khả năng xảy ra của một sự kiện - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Tiền Việt Nam - SGK Kết nối tri thức
- Lý thuyết: Xem đồng hồ. Tháng - năm - SGK Kết nối tri thức