Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo>
Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Nội dung chính
Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chtt của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. |
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 45 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"?
Phương pháp giải:
Xác định vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Cách trình bày vấn đề khách quan thể hiện ở thông tin về bánh trôi nước - tầng nghĩa tả thực của bài thơ (bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, nếu người làm bánh nhào nhiều bột nhiều nước quá thì bánh “nát", ít nước quá thì "rắn", ... ); các từ ngữ trích từ bài thơ "Thân em ... ", "Mà em ... ".
- Cách trình bày vấn đề chủ quan thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh, câu văn cho thấy tình cảm ngợi ca, thán phục với tài năng thơ của Hồ Xuân Hương, tình cảm trân trọng với hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ ("Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật”," hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu", ... ).
- Cách trình bày vấn đề khách quan của tác giả là đưa ra các thông tin về cách làm bánh trôi từ đó liên hệ tới hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương.
- Cách trình bày vấn đề chủ quan của tác giả là đưa ra cảm nhận, ý kiến, đánh giá về chiếc bánh trôi chỉ riêng bài thơ Hồ Xuân Hương mới tạo nên được. Ẩn sau đó là biết bao nỗi niềm, tâm tư của Hồ Xuân Hương gửi gắm.
Trong đoạn văn này, người viết đi từ cách trình bày khách quan: đưa ra những đặc điểm, tính chất của bánh trôi để khái quát về hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh đến cách trình bày chủ quan: đưa ra những ý kiến, nhận định chủ quan về chiếc bánh, về cách miêu tả của Hồ Xuân Hương và về lời tâm sự ẩn sau hình ảnh chiếc bánh trôi.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Phương pháp giải:
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Luận đề của văn bản: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước |
|
Luận điểm 1: Nghĩa thực của chiếc bánh trôi |
Luận điểm 2: Nghĩa ẩn dụ về con người |
Lí lẽ Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi |
Lí lẽ - Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ |
Bằng chứng - Tác giả đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật. - Bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó. |
Bằng chứng - Tác giả phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng mình về lí lẽ trên - Tác giả liên hệ tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung... |
- Luận đề của văn bản: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Luận điểm:
- Luận điểm 1: Nghĩa thực của bánh trôi
- Lí lẽ 1: quá trình làm thành chiếc bánh trôi, dẫn chứng 1: miêu tả từng bước làm thành chiếc bánh trôi
- Luận điểm 2: Nghĩa ẩn dụ về con người
- Lí lẽ 2: nhan sắc, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, dẫn chứng 2: phân tích bài thơ, liên hệ tới người phụ nữ
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 45 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.
Phương pháp giải:
Xác định lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tác dụng của lí lẽ: Quá trình hình thành lên chiếc bánh em thấy là tiêu biểu nhất. Vì Hồ Xuân Hương phải là người am hiểu về việc bếp núc – một trong những công việc mặc định của người phụ nữ, am hiểu về cách làm bánh trôi, khéo léo mới có thể miêu tả chiếc bánh một cách độc đáo, tinh tế đến như vậy.
Bà lấy hình ảnh bánh trôi bình thường nhỏ bé ấy để ví với người phụ nữ trong xã hội cũ. Cách làm bánh trôi khác với các loại bánh khác ở hình dạng, làm chín. Bên ngoài dù có xấu xí đến mức nào nhưng nhân đường bên trong vẫn rất ngọt ngào làm say đắm lòng người.
Ở luận điểm thứ 2- Nghĩa hàm ẩn: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, người viết đã sử dụng 2 lí lẽ rất rõ ràng để chứng minh cho luận điểm thứ 2, đó là: Hai câu đầu nói về nhan sắc và thân phận người phụ nữ; Hai câu sau nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh người phụ nữ. Ở mỗi lí lẽ, người viết đều chỉ ra các bằng chứng lần lượt là: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”; “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”và phân tích rất xác đáng, kết hợp với việc liên hệ những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ với kho tàng văn học dân gian của dân tộc, giúp cho bài viết thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục.
Tác giả đã miêu tả chi tiết cách làm bánh trôi, từ đó liên tưởng hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương. Nhờ vậy, người đọc hiểu hơn về mối liên hệ giữa nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 45 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người" hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Phương pháp giải:
Sử dụng năng lực đọc hiểu để trả lời
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước vì người phụ nữ trong xã hội cũ họ bị coi thường về giá trị, không được đi học, đối xử bất công, luôn luôn chịu thiết thòi. Họ sống đều phải dựa dẫm vào người cha, người chồng, người con trai của mình, họ không có quyền quyết định bất cứ công việc gì, chỉ quanh quẩn bếp núc và sống hi sinh cho chồng cho con.
Những người đẹp nết như thế luôn phải chịu cảnh éo le, vất vả ‘bảy nổi ba chìm’, sống phụ thuộc vào người đàn ông, người chồng trong gia đình, sung sướng hay khổ sở đều phải gánh chịu, không được lên tiếng. Hiểu rất rõ được điều này và cũng không ít lần bà đã lên tiếng đả kích, đòi lại quyền bình đẳng cho người phụ nữ là thế. Bởi Xuân Hương hiểu được, luôn thương cảm với họ. Bà đã dõng dạc khẳng định tấm lòng thủy chung đức tính cao đẹp, đáng quý của người phụ nữ. Dù thế nào thì phụ nữ Việt Nam luôn giữ trọn đức tính của mình. đường nhu' Xuân Hương đã thấu hiếu đến tận cùng nỗi đau của người phụ nữ. Có thể nói rằng, Xuân Hương đã rất hiểu tấm lòng của những người phụ nữ. Bài thơ là tiếng lòng của bà, tiếng lòng của tất cả phụ nữ trong xã hội xưa
Em đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” vì qua hình ảnh chiếc bánh trôi nhỏ xinh, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với thân phận nhỏ bé, đáng thương hiện lên như cất lên tiếng ai oán, xót xa cho những số kiếp lênh đênh, lận đận trong xã hội xưa cũ. Những người phụ nữ trong xã hội xưa ấy dù là những người tài hoa, nhan sắc khuynh thành, phẩm hạnh tốt đẹp thì họ vẫn không được làm chủ cho cuộc đời mình, vẫn bị lễ giáo phong kiến trói chặt với đủ mọi lễ nghi giáo điều và vẫn bị vùi dập mà chẳng hề nhận được sự tiếc thương.
Đồng tình, vì chiếc bánh trôi ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ.
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 45 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo
Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?
Phương pháp giải:
Xem lại phần đọc hiểu thể loại thơ để trả lời
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến các lớp nghĩa của bài thơ. Thông thường bài thơ sẽ có hai lớp nghĩa trở lên.
+ Nghĩa đầu là lớp nghĩa gốc, nghĩa thuộc về nội dung miêu tả trong bài.
+ Nghĩa thứ hai là nghĩa ẩn dụ, ẩn đằng sau nó là ai, vẻ đẹp/ phẩm chất/ tính cách/ cảm xúc… nào của con người. Qua đó thấy được chủ đề, thông điệp tác giả gửi gắm.
+ Nghĩa ẩn của bài sẽ đóng vai trò quyết định giá trị của bài thơ.
Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em thấy khi tiếp cận một bài thơ, ta cần tìm hiểu nó trên phương diện đa nghĩa để có thể hiểu sâu sắc hơn về bài thơ ấy.
Tìm hiểu các hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ
Giải thích nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy)
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thơ ca SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay