Soạn bài Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Em biết truyện dân gian nào kể về cuộc đấu tranh giữa người với quỷ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Nội dung chính
- Ca ngợi tình yêu chung thủy, chiến thắng của cái thiện trước cái ác - Phản ánh đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội |
Chuẩn bị đọc
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 88 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Em biết truyện dân gian nào kể về cuộc đấu tranh giữa người với quỷ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Sự tích cây nêu ngày Tết là cuộc xung đột quyết liệt giữa quỷ và người. Cuối cùng người được Phật giúp đã thắng được quỷ, đuổi chúng ra tận biển Đông. Nhân vật quỷ trong truyện gần như là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người nham hiểm, độc ác, giàu có, tham lam, quỷ quyệt, … cuối cùng đã bị trừng trị.
Sự tích cây nêu ngày Tết:
Tục xưa truyền rằng, từ xa xưa, quỷ dữ ỷ đông áp bức và chiếm hết đất đai của con người. Người phải thuê đất của quỷ trồng lúa và chịu điều khoản “ăn ngọn cho gốc”. Quỷ lấy hết thóc, người chỉ còn rơm rạ.
Thương người, Phật mách cho trồng khoai lang. Cuối vụ, người thu hoạch hết phần củ, để lại quỷ phần lá. Quỷ đổi điều khoản sang “ăn gốc cho ngọn”. Phật lại mách người quay lại trồng lúa. Người thu hoạch lúa, phần rơm rạ cho quỷ.
Bực tức vì 2 vụ liền không thu được gì, quỷ đổi điều khoản “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật bảo người trồng ngô. Bắp ngô ra ở giữa thân cây nên cuối vụ, người thu hoạch ngô về chất đầy bồ, quỷ chẳng thu được gì.
Không thu được nông sản, quỷ đòi lại đất. Phật bảo người đến mua một mảnh đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy hời, quỷ đồng ý. Khi người trồng cây tre xuống, Phật hóa phép cho cây tre cao lên tận trời, chiếc áo cà sao mở rộng che khắp mặt đất.
Quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển. Uất hận, chúng mang quân đánh chiếm lại ruộng đất. Biết quỷ sợ vôi bột, lá dứa, máu chó, Phật bảo người sử dụng những thứ đó để 3 lần đánh bại lũ quỷ.
Bại trận, quỷ khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý. Từ đó trở đi, mỗi địp Tết đến, quỷ lại được về đất liền. Người dân dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không lại gần phần đất của mình.
Trải nghiệm cùng VB 1
Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng văn bản trang 88 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Chú ý tính biểu cảm trong lời thoại của Ha-nu-man.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chỉ ra những từ ngữ có tính biểu cảm.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Các từ ngữ có tính biểu cảm:
+ Ôi; Tôi phải giết; Ôi tôi muốn làm; kinh khủng thế…
Các từ ngữ: Ôi; Tôi phải giết; Ôi tôi muốn làm; kinh khủng thế…
Trải nghiệm cùng VB 2
Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng văn bản trang 90 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Điều gì khiến cả Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chỉ ra lí do khiến hai nhân vật muốn tìm cách cứu nàng Si-ta.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cả Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta vì Ha-nu-man luôn ước mong được làm một con người nên đã cố gắng làm việc thiện. Ha-nu-man nhận ra Su-pa-kha là độc ác. Còn đối với thị nữ, bởi vì đều là phụ nữ, hiểu được cảnh con không thể thiếu mẹ, đồng thời cũng cảm nhận được tấm lòng lương thiện của Si-ta.
- Với Ha-nu-man: vì luôn ước mong được làm một con người nên đã cố gắng làm việc thiện
- Với nàng thị nữ: vì đều là phụ nữ, hiểu được cảnh con không thể thiếu mẹ, đồng thời cũng cảm nhận được tấm lòng lương thiện của Si-ta
Trải nghiệm cùng VB 3
Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng văn bản trang 90 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Câu nói của quỷ Riếp hé mở điều gì đáng lưu ý trong con người của vua Pơ-liêm và trong mỗi con người nói chung?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về câu nói của quỷ Riếp.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Câu nói của quỷ Riếp hé mở trong mỗi con người chúng ta đều có một linh hồn ác quỷ, đều có một mặt xấu
Trong mỗi con người chúng ta đều có một linh hồn ác quỷ, đều có một mặt xấu
Trải nghiệm cùng VB 4
Trả lời Câu hỏi 4 Trải nghiệm cùng văn bản trang 92 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Các câu thoại của quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác kẻ thù của con người tồn tại ở đâu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chỉ ra cái ác, kẻ thù của con người tồn tại ở nơi đâu.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các câu thoại của quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác kẻ thù của con người tồn tại ở ngay chính xung quanh ta, bất cứ đâu cũng có kẻ xấu.
Tồn tại ở ngay chính xung quanh ta, bất cứ đâu cũng có kẻ xấu.
Trải nghiệm cùng VB 5
Trả lời Câu hỏi 5 Trải nghiệm cùng văn bản trang 93 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Những câu nói của Si-ta trong đoạn này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét tác dụng của những câu nói của Si-ta
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những câu nói của Si-ta trong đoạn này có tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của văn bản: thể hiện sự ngờ vực của con người sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc. Như Pơ- liêm, dù có là người vợ chung chăn gối với mình bao năm, ông vẫn không hoàn toàn tin tưởng và khiến cho sự nghi ngờ chi phối mình
Tác dụng: thể hiện sự ngờ vực của con người sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 96 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt nội dung, xác định mâu thuẫn, xung đột chính trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để tóm tắt nội dung, xác định mâu thuẫn xung đột chính.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tóm tắt nội dung: Đoạn trích Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện Nàng Sita (Hồi VII và hồi VIII), sau khi Sita được giải cứu. Nàng Sita bị vu oan và suýt bị quỷ Riếp đóng vai thành hoàng hậu Su-pa-kha ban chết. Nhờ có Ha-nu-man và một thị nữ bên cạnh nguyện chết thay, nàng mới may mắn thoát thân. 10 năm sau, nhà vua ngày đêm mong nhớ và ân hận, nhưng buồn thay chỉ gặp lại được đứa con của hai vợ chồng. Nàng Sita đã đến một thế giới khác, vua Pơ-liêm chỉ có thể nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man. Đó không tính là một cái kết đẹp, nhưng chính là cái giá của sự nghi ngờ trong lòng nhà vua, để từ đó ngài trở thành một vị vua anh minh hơn.
* Mâu thuẫn, xung đột chính:
- Si-ta nhân hậu nhưng lại đến một không gian khác, không được đoàn tụ với con trai
- Pơ-liêm - kẻ luôn nghi ngờ Sita, làm tổn thương Si-ta nhưng kết quả vẫn sống hạnh phúc.
- Tóm tắt: Sau khi Sita được giải cứu, nàng bị vu oan và suýt bị quỷ Riếp đóng vai thành hoàng hậu Su-pa-kha ban chết. Nhờ có Ha-nu-man và một thị nữ bên cạnh nguyện chết thay, nàng mới may mắn thoát thân. 10 năm sau, nhà vua ngày đêm mong nhớ và ân hận, nhưng buồn thay chỉ gặp lại được đứa con của hai vợ chồng. Nàng Sita đã đến một thế giới khác, vua Pơ-liêm chỉ có thể nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man.
* Mâu thuẫn, xung đột chính:
- Si-ta: nhân hậu nhưng lại đến một không gian khác, không được đoàn tụ với con trai
- Pơ-liêm: luôn nghi ngờ, làm tổn thương Si-ta nhưng kết quả vẫn sống hạnh phúc.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 96 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Phân tích tính cách của nhân vật Pơ-liêm. Lí giải nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự chia lìa giữa hai người ở phần cuối văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để phân tích tính cách của nhân vật đồng thời đưa ra nguyên nhân ở cuối văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Nhân vật Pơ-liêm:
- Sau 10 năm xa cách, Pơ-liêm luôn nhớ nhung về người vợ yêu quý của mình.
- Ngài ngày đêm hối hận vì những nghi ngờ và lời nói làm tổn thương Sita, hành động dung túng Su-pa-kha ban cái chết cho người vợ yêu quý của mình.
- Ngược về quá khứ của ông, tuổi thơ bị hoàng hậu chuyên quyền, vua cha mất đã chôn sâu mầm mống nghi ngờ trong lòng nhà vua. Vậy nên, dù có là người vợ chung chăn gối với mình bao năm, ông vẫn không hoàn toàn tin tưởng và khiến cho sự nghi ngờ chi phối mình.
* Nguyên nhân:
- Đoạn kết, Nàng Sita đã đến một thế giới khác, vua Pơ-liêm chỉ có thể nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man. Đó không tính là một cái kết đẹp, nhưng chính là cái giá của sự nghi ngờ trong lòng nhà vua, để từ đó ngài trở thành một vị vua anh minh hơn.
Tính cách nhân vật Pơ-liêm |
- Sau 10 năm xa cách, Pơ-liêm luôn nhớ nhung về người vợ yêu quý của mình. - Ngài ngày đêm hối hận vì những nghi ngờ và lời nói làm tổn thương Sita, hành động dung túng Su-pa-kha ban cái chết cho người vợ yêu quý của mình. - Ngược về quá khứ của ông, tuổi thơ bị hoàng hậu chuyên quyền, vua cha mất đã chôn sâu mầm mống nghi ngờ trong lòng nhà vua. Vậy nên, dù có là người vợ chung chăn gối với mình bao năm, ông vẫn không hoàn toàn tin tưởng và khiến cho sự nghi ngờ chi phối mình. |
Nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự chia lìa giữa hai người |
Nàng Sita đã đến một thế giới khác, vua Pơ-liêm chỉ có thể nói chuyện với vợ thông qua Thần Khỉ Ha-nu-man. Đó không tính là một cái kết đẹp, nhưng chính là cái giá của sự nghi ngờ trong lòng nhà vua, để từ đó ngài trở thành một vị vua anh minh hơn. |
Suy ngẫm và phản hồi 3
Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 97 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về sự khác biệt của hai nhân vật. Từ đó đưa ra vai trò trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Ha-nu-man là vị thần hiểu rõ thiện ác đúng sai, nhất thời không khuyên được vua nên mới phải nhận lệnh. Nhưng chàng không giết Si-ta, dù Sita liên tục cầu chết nhưng chàng vẫn không ra tay. Bởi từ xưa, Thần Khỉ và vị thần tốt, tác giả và nhân dân đều cho rằng chàng sẽ đứng về phía cái thiện. Còn quỷ Riếp là người độc ác, đại diện cho nhân cách khác của con người.
=> Tính cách của hai nhân vật này làm nổi bật trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm. Chàng vì ích kỉ, ngờ vực, nghe theo lời quỷ Riếp mà làm tổn thương Si-ta.
|
Ha-nu-man |
Quỷ Riếp |
Tính cách |
là vị thần hiểu rõ thiện ác đúng sai, nhất thời không khuyên được vua nên mới phải nhận lệnh. Nhưng chàng không giết Si-ta, dù Sita liên tục cầu chết nhưng chàng vẫn không ra tay. Bởi từ xưa, Thần Khỉ và vị thần tốt, tác giả và nhân dân đều cho rằng chàng sẽ đứng về phía cái thiện. |
là người độc ác, đại diện cho nhân cách khác của con người. |
Vai trò |
làm nổi bật trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm. Chàng vì ích kỉ, ngờ vực, nghe theo lời quỷ Riếp mà làm tổn thương Si-ta. |
Suy ngẫm và phản hồi 4
Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 97 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Phân tích một số lời thoại mà theo em là có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Si-ta.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để phân tích một số lời thoại để làm rõ tính cách nhân vật
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Lời thoại: “Ha-nu-man. Muộn rồi. Khi tình yêu không thắng nối nghi ngờ thì mọi sự giải thoát cho giữa ta và chàng. Ha-nu-man, hãy giết ta đi…”
“- Ha-nu-man, lòng chú trung hậu quá! Nhưng chú làm sao hiểu hết được những điều ngang trái của con người.
Thôi vĩnh biệt rồi. Đừng than khóc nữa.
Ha-nu-man ơi, người giết ta đi để ta sống làm gì. Ôi tình sao mà oan nghiệt. Hỡi thần Lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn gió thiêng liêng hãy đưa ta về nơi cát bụi, nơi đã sinh ra ta từ luống cày đất mẹ yêu thương. [...]”
=> Lời thoại trên thể hiện một số khía cạnh quan trọng trong tính cách của Si-ta:
- Si-ta là một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán: Khi tình yêu không thể chiến thắng sự nghi ngờ, Si-ta không chần chừ mà yêu cầu Ha-nu-man giết mình. Nàng thà chết chứ không muốn sống trong cảnh bị nghi ngờ và oan ức.
- Si-ta là một người phụ nữ hiểu biết và thông cảm: Nàng hiểu rằng Ha-nu-man trung hậu và không thể hiểu hết những điều ngang trái của con người. Nàng thương cảm cho Ha-nu-man vì buộc phải thực hiện nhiệm vụ khó khăn này
Lời thoại |
Phân tích |
“Ha-nu-man. Muộn rồi. Khi tình yêu không thắng nối nghi ngờ thì mọi sự giải thoát cho giữa ta và chàng. Ha-nu-man, hãy giết ta đi…” “- Ha-nu-man, lòng chú trung hậu quá! Nhưng chú làm sao hiểu hết được những điều ngang trái của con người. Thôi vĩnh biệt rồi. Đừng than khóc nữa. Ha-nu-man ơi, người giết ta đi để ta sống làm gì. Ôi tình sao mà oan nghiệt. Hỡi thần Lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn lửa thiêng liêng, hãy nói vì sao ta phải chết. Hỡi ngọn gió thiêng liêng hãy đưa ta về nơi cát bụi, nơi đã sinh ra ta từ luống cày đất mẹ yêu thương. [...]” |
- Si-ta là một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán: Khi tình yêu không thể chiến thắng sự nghi ngờ, Si-ta không chần chừ mà yêu cầu Ha-nu-man giết mình. Nàng thà chết chứ không muốn sống trong cảnh bị nghi ngờ và oan ức. - Si-ta là một người phụ nữ hiểu biết và thông cảm: Nàng hiểu rằng Ha-nu-man trung hậu và không thể hiểu hết những điều ngang trái của con người. Nàng thương cảm cho Ha-nu-man vì buộc phải thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. |
Suy ngẫm và phản hồi 5
Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 97 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ đề của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định chủ đề.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chủ đề: Cái thiện lại một lần nữa chiến thắng, tình yêu dù bị nghi ngờ che mắt nhưng cuối cùng vẫn được đề cao.
Chủ đề: Cái thiện lại một lần nữa chiến thắng, đề cao tình yêu
Suy ngẫm và phản hồi 6
Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 97 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của thể loại bi kịch? Cho biết dựa vào đâu để em xác định được như vậy.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chỉ ra những đặc điểm của thể loại bi kịch và đưa ra căn cứ để xác định.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Văn bản trên thể hiện một số đặc điểm của thể loại bi kịch:
- Mâu thuẫn bi kịch: Mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng.
- Nhân vật bi kịch: Si-ta là nhân vật bi kịch nàng là một người phụ nữ tốt đẹp, yêu thương chồng nhưng lại phải chịu đựng sự nghi ngờ và oan ức.
* Dấu hiệu để xác định thể loại bi kịch:
- Mâu thuẫn gay gắt, không thể giải quyết.
- Nhân vật phải chịu đựng nhiều đau khổ, bất hạnh.
- Kết thúc bi thảm, gây xúc động cho người đọc.
Yếu tố |
Đặc điểm |
Căn cứ |
Mâu thuẫn bi kịch |
Mâu thuẫn gay gắt, không thể giải quyết. |
Mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng. |
Nhân vật bi kịch |
Mâu thuẫn giữa tình yêu và nghi ngờ: Si-ta yêu Pơ-lem nhưng lại bị anh nghi ngờ, không tin tưởng. |
Si-ta là nhân vật bi kịch nàng là một người phụ nữ tốt đẹp, yêu thương chồng nhưng lại phải chịu đựng sự nghi ngờ và oan ức. |
Kết thúc |
bi thảm, gây xúc động cho người đọc. |
|
Suy ngẫm và phản hồi 7
Trả lời Câu hỏi 7 Suy ngẫm và phản hồi trang 97 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Có ý kiến cho rằng: Nàng Si-ta được Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ viết phỏng theo nhân vật, cốt truyện dân gian. Đó là câu chuyện thuộc về một thời đã xa. Tuy vậy, tác phẩm vẫn có khả năng gây xúc động cho người đọc người xem thời nay. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và đưa ra chia sẻ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em đồng ý. Tác phẩm vẫn có khả năng gây xúc động cho người đọc người xem thời nay. Nàng Si-ta là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi giá trị nghệ thuật độc đáo. Tác phẩm đã và đang lay động trái tim của nhiều thế hệ người đọc, người xem, khẳng định sức sống mãnh liệt của những giá trị nhân văn cao đẹp.
Em đồng ý vì đây là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi giá trị nghệ thuật độc đáo.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ)
- Soạn bài Tình yêu và thù hận SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cái roi tre SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cái bóng trên tường SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết bài 9 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay