Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy)>
Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Văn bản được in trong Những ấn tượng văn chương, NXB Giáo dục, 2003.
b. Tóm tắt
Văn bản phân tích hai lớp nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước”. Đầu tiên, nghĩa thứ nhất, còn gọi là nghĩa tả thực, nghĩa nổi: qua lời tâm sự của “bánh trôi”, người đọc thấy hiển hiện hình ảnh và quá trình hình thành của chiếc bánh. Còn đối với nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cũng nhân hậu, ứng xử trước sau trọn vẹn, thuỷ chung.
c. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến biết bao người) : Nghĩa thứ nhất: tả thực.
- Phần 2 (đoạn còn lại): Nghĩa thứ hai: bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất người phụ nữ.
d. Thể loại
Tác phẩm Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể loại: văn bản nghị luận.
e. Phương thức biểu đạt: nghị luận.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chtt của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
b. Giá trị nghệ thuật
Lập luận sắc bén, bằng chứng, lí lẽ logic.
Sơ đồ tư duy về văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước":
- Vườn Quốc gia Cúc Phương
- Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)
- Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)
>> Xem thêm