Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)>
Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Đặng Trần Côn sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), nay thuộc Hà Nội.
- Ông đỗ Hương cống, làm quan tới chức Ngực sử đài chiếu khám.
2. Sự nghiệp
- Tác phẩm của ông thường chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người.
- Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, một số sáng tác khác của ông hiện còn được lưu lại như Tiêu Tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh,…
3. Dịch giả
Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên); nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Bà lập gia đình khá muộn (năm 37 tuổi), chồng bà là Nguyễn Kiều; vừa cưới xong, ông đã đi sứ Trung Quốc. Có thể bà đã dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian này. Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phá.
Sơ đồ tư duy về tác giả Đặng Trần Côn:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Chinh phụ ngâm gồm 408 câu thơ song thất lục bát được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, khoảng năm 1741. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến.
- Nguyên gốc bài thơ Chinh phụ ngâm là của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng, về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm, trong đó có bản của Đoàn Thị Điểm là nổi tiếng và hoàn thiện nhất.
- Đoạn trích Buổi tiễn đưa gồm 52 câu thơ (từ câu 13 đến câu 64) đã thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phu và người chinh phụ lúc chia tay.
b. Thể loại
Song thất lục bát
c. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ nói về hình ảnh li biệt của người phụ nữ có chồng phải đi ra chiến trường đánh trận. Người phụ nữ ấy phải cô đơn, lẻ loi với nỗi buồn khắc khoải tâm trạng khi trông ngóng chồng trở về. Bài thơ đã phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa và đề cao quyền sống khát khao tình yêu và hạnh phúc đôi lứa của con người.
b. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ Chinh phụ ngâm đã đem lại giá trị lớn cho nền văn học nước nhà với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng đã phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.
Sơ đồ tư duy về văn bản Buổi tiễn đưa:
- Tiếng đàn mưa (Bích Khê)
- Một thể thơ đọc đáo của người Việt (Dương Lâm An)
- Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
- Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)
- Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
>> Xem thêm