Tiếng đàn giải oan>
Tiếng đàn giải oan bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Văn bản là truyện thơ Nôm khuyết danh.
- Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 10, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, 2000.
b. Thể loại
Truyện thơ.
c. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm.
d. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến…thực người): Thạch Sanh đem đàn ra gẩy.
- Phần 2 (biết ăn quả…phùng xuân): Tiếng đàn của chàng như ai oán, như than, như vạch tội Lý Thông ăn ở bất nhân, phụ nghĩa và trách nàng công chúa không giữ lời ước hẹn.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Công chúa Quỳnh Hoa nghe thấy, khỏi bệnh và bày tỏ nỗi oan khuất với nhà vua.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Văn bản mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
b. Giá trị nghệ thuật
Sử dụng yếu tố kì ảo, từ ngữ miêu tả sinh động, lôi cuốn.
Sơ đồ tư duy văn bản Tiếng đàn giải oan:
- Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)
- Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
- Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)
- Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
>> Xem thêm