Quần thể di tích Cố đô Huế>
Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Theo khamphahue.com.vn
b. Tóm tắt
Tóm tắt ý chính văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế:
- Giới thiệu: Trong gần 400 năm (1558 – 1945), Huế đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của vương triều Nguyễn.
- Nét đặc trưng: Quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm hệ thống các di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành Huế và các thị xã.
- Kiến trúc: Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu sau: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cun An Định, Trai Cung, bến thuyền cung đình, Trấn Bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn Miếu, Võ Miếu, Hải Vân Quan…
- Giá trị: Với một khối lượng di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.
c. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “thế giới (1993)”): Giới thiệu về quần thể di tích Cố đô Huế
- Phần 2 (tiếp đến “bản sắc Huế”): Nét đặc trưng của quần thể di tích Cố đô Huế
- Phần 3 (tiếp đến “khán đài”): Kiến trúc của quần thể di tích Cố đô Huế
- Phần 4 (còn lại): Giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế
d. Thể loại
Văn bản thông tin
e. Phương thức biểu đạt
Thuyết minh
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Cung cấp thông tin giới thiệu về Cố đô Huế với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc. Cố đô Huế là di sản văn hóa lưu giữ giá trị vật chất và tinh thần của người Việt.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ khoa học, rõ ràng, khách quan.
- Thông tin dựa trên cơ sở khoa học.
- Bố cục chặt chẽ, cách triển khai thông tin gãy gọn, dễ hiểu.
Sơ đồ tư duy về văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế:
- Đền tháp vẫn ngủ yên (theo Quỳnh Trang)
- Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Phân tích bài "Khóc Dương Khuê" (Hoàng Hữu Yên)
- Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
>> Xem thêm