Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp)


Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Nhược Pháp (1914 – 1938), sinh ra tại Hà Nội, là nhà thơ trữ tình của Việt Nam

- Gia đình: là con trai của nhà báo, dịch giả, học giả Nguyễn Văn Vĩnh với người vợ hai thường gọi là Hai Lựu.

- Theo kể lại, từ nhỏ Nguyễn Nhược Pháp đã thông minh, có đầu óc tổ chức, nhiều sáng kiến, hướng dẫn cho các em trong các hoạt động thể thao, vui chơi rất văn hóa…

- Từ năm 1930 trở đi, gia đình trở nên khó khăn, Nguyễn Nhược Pháp vừa đi học, vừa làm ở tòa báo An Nam mới để có tiền nhuận bút, giảm bớt chi tiêu của gia đình cho mình.

- Năm 20 tuổi, đỗ tú tài phần nhất. Năm 1935 đỗ tú tài phần hai, sau đó vào học Ban Luật Trường Cao đẳng Luật và Pháp chính.

- Sau khi cha và các anh chị ruột liên tiếp qua đời, Nguyễn Nhược Pháp đau buồn rồi mắc bệnh lao hạch. Ngày 19/11/1938, Nguyễn Nhược Pháp qua đời ở Bệnh viện Đồn Thủy, khi mới 24 tuổi.

2. Sự nghiệp

- Làm thơ từ năm 18 tuổi. Tác phẩm đã đăng trên các báo L’Annam nouveauTinh hoaĐông Dương tạp chíNhật TânHà Nội báo

- Ngày xưa là thi phẩm đầu tay của Nguyễn Nhược Pháp. Bản sách in lần đầu do Nguyễn Dương xuất bản tại Hà Nội năm 1935. Về sau in lại nhiều lần, nhưng bản in của Nhà sách Cảo Thơm (Sài Gòn, 1966), do họa sĩ Thái Tuấn vẽ minh họa, được nhiều người ưa chuộng nhất.

- Tác phẩm thứ hai và là tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Nhược Pháp có tên Người học vẽ (kịch), do nhà in Trung Bắc Tân Văn xuất bản tại Hà Nội năm 1936.

- Theo một số tư liệu gia đình, Nguyễn Nhược Pháp viết khoảng trên 10 truyện ngắn. Ba truyện ngắn là Tình trẻ thơMẹ và conBức thư được chọn vào tuyển tập Hoa một mùa

- Hai truyện đầu đã được đăng tải trên báo Tinh hoa (số Xuân năm 1937), truyện thứ ba viết năm 1933

- Ngoài thi phẩm “Chùa Hương”, Nguyễn Nhược Pháp còn có những bài thơ khá nổi tiếng khác như “Tay Ngà” và “Sơn Tinh Thủy Tinh” (bài thơ này ông viết tặng Nguyễn Giang là con bà cả)

Sơ đồ tư duy tác Nguyễn Nhược Pháp:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Sáng tác tháng 4/1933

Trích Nguyễn Nhược Pháp, Hoa một mùa, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2018, tr. 217 - 223

b. Tóm tắt

Bài thơ kể về đời vua Hùng thứ mười tám có cô công chúa tên là Mị Nương xinh đẹp tuyệt trần. Khi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương trong đó Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng tới cầu hôn. Vua không biết chọn ai bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.

c. Thể loại

Thất ngôn

d. Phương thức biểu đạt

Tự sự kết hợp miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Bài thơ “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo để nhân dân ta giải thích hiện tượng bão, lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn khống chế, chinh phục thiên tai.

- Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

b. Giá trị nghệ thuật

Với thể thơ thất ngôn cùng với giọng thơ linh hoạt, lôi cuốn Nguyễn Nhược Pháp đã thành công xây dựng bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật liệt kê, từ láy đã làm cho bài thơ lôi cuốn người đọc.

Sơ đồ tư duy về văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh:


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)

    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

  • Quê hương (Tế Hanh) 9

    Quê hương (Tế Hanh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

  • Bếp lửa (Bằng Việt) 9

    Bếp lửa (Bằng Việt) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

  • Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

    Dế chọi (Bồ Tùng Linh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí