Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)>
Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác phẩm Tác giả
1. Tiểu sử
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Là một con người tài năng đa dạng nhưng gặp nhiều bất hạnh.
- Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Hương cây; Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa, ...
b. Phong cách nghệ thuật
Kịch của Lưu Quang Vũ mang nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.
Sơ đồ tư duy về tác giả Lưu Quang Vũ:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Bài thơ Tiếng Việt được in trong tập thơ Mấy trắng của đời tôi.
b. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu… tiếng Việt như rừng): Bốn khổ thơ đầu nói về những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.
- Phần 2 (Chưa chữ viết… những con đường): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.
- Phần 3 (Một đảo nhỏ… dân tộc Việt): Súc mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt
- Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.
c. Thể loại
Thơ tự do
d. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp miêu tả
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ Tiếng Việt Lưu Quang Vũ được viết bằng cái tình đậm đà và thắm thiết và cũng chứa đựng đầy nét nhân ái của con người Việt Nam. Tuy viết về tiếng Việt nhưng nhà thơ đã không bắt đầu bằng những khái niệm trừu tượng mà đó chính là những hình ảnh giản dị và thân thuộc. Đó là những câu thơ giàu sức gợi để con người ta có thể cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bởi chính cuộc sống áy đã hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói của dân tộc. Đó cũng chính là lý do nhà thơ đã gợi lên một không gian làng quê thân thuộc và dấu yêu. Và mọi mặt của cuộc sống đều góp phần tạo nên hồn cốt của tiếng Việt. Đó là cái hay của tiếng dân tộc mình
b. Giá trị nghệ thuật
Tiếng Việt thể hiện những nét đặc sắc trong bút pháp, phong cách nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ đều viết về những cảnh vùng quê, con người giản dị Việt Nam cùng hòa quyện hình ảnh hiện thực và tưởng tượng thúc đẩy nhau làm các câu thơ trở nên dồn dập, theo nhịp điệu. Bên cạnh đó, độc giả còn bị chinh phục bởi tính nhạc phong phú, tinh tế. Thể thơ tám chữ với lối gieo vần phóng khoáng và cách ngặt nhịp biến hoá khiến cho bài thơ trở thành một bản nhạc không bao giờ dứt. Nhịp thơ khi trầm lắng, khoan thai, tha thiết, khi sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ… Nội dung tư tưởng lớn lao, sâu sắc được diễn tả bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tài hoa.
Sơ đồ tư duy về văn bản Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ):
- Mưa xuân (Nguyễn Bính)
- Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
- Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
>> Xem thêm