Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức>
Người viết đánh giá cao sở trường nào của Nam Cao trong sáng tạo văn học?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Chọn phương án đúng 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Chọn phương án đúng trang 147 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Người viết đánh giá cao sở trường nào của Nam Cao trong sáng tạo văn học?
A. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn
B. Kể chuyện sinh động, lôi cuốn
C. Khắc họa sắc nét tính cách nhân vật
D. Tả cảnh thiên nhiên tinh tế, gợi cảm
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
Chọn phương án đúng 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Chọn phương án đúng trang 147 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
“Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.” - sau câu văn này, tác giả triển khai đoạn văn theo hướng nào?
A. Phản bác ý của câu vừa nêu, sau đó đưa ra ý được cho là đúng
B. Chứng minh cho ý của câu vừa nêu, sau đó khái quát lại
C. Nhận xét câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn
D. Giải thích câu vừa nêu, bổ sung cho ý đầy đủ hơn
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Chọn phương án đúng 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Chọn phương án đúng trang 147 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tên một số tác phẩm của Nam Cao được nhắc đến ở bài viết nhằm mục đích gì?
A. Minh họa cho ý kiến được tác giả nêu trước đó
B. Cho thấy sự phong phú trong sáng tác của Nam Cao
C. Cho thấy tác giả am hiểu về các sáng tác của Nam Cao
D. Nêu bật những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
Chọn phương án đúng 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Chọn phương án đúng trang 147 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Dòng nào sau đây nêu đúng những nét chung giữa các nhân vật trong truyện của Nam Cao?
A. Đó là những người cùng chung nghề nghiệp
B. Đó là những người cùng thành phần xã hội
C. Đó là những người cùng hoàn cảnh sống
D. Đó là những kiếp người đau khổ, bất hạnh
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Chọn phương án đúng 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Chọn phương án đúng trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Theo nội dung đoạn trích, điều gì không có tác dụng tạo nên sức hấp dẫn của truyện Nam Cao?
A. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, khác họa tính cách, phân tích nội tâm nhân vật
B. Mục đích sáng tác và hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm
C. Cách nhìn của tác giả về cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người
D. Giọng trữ tình ấm áp, thể hiện niềm trân trọng mọi biểu hiện của sự sống
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Trả lời câu hỏi 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra ý kiến.
Lời giải chi tiết:
Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao là một VB nghị luận văn học, vì:
- Luận để của VB: Vấn đề nhân vật trong truyện của Nam Cao.
- Các luận điểm:
+ Sở trường của Nam Cao trong xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình và khắc hoạ tính cách, nội tâm.
+ Đặc điểm thế giới nhân vật trong truyện Nam Cao.
+ Cái nhìn đối với đời sống và tấm lòng đối với con người của Nam Cao thể hiện qua hệ thống nhân vật.
- Các luận điểm đều được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm của Nam Cao.
Có thể xem văn bản thuộc văn bản nghị luận vì phân tích sáng tác của một tác giả văn học
Trả lời câu hỏi 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chỉ ra và phân tích một số lí lẽ.
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét về lí lẽ được sử dụng trong VB: Nam Cao thật ra không miêu tả các thành phần xã hội, mà đi sâu vào các số phận, các kiếp người; các nhân vật của Nam Cao tô đậm thêm bộ mặt cùng quẫn, mất nhân tính của xã hội; thông thường, một tài năng tiểu thuyết thì sức mạnh tập trung ở hình tượng nhân vật; truyện của Nam Cao có sự kết hợp giữa năng lực quan sát, miêu tả với giọng trữ tình kín đáo, thiết tha, ... Các lí lẽ nêu trên là những nhận định rất có lí của người viết trên cơ sở vốn kiến thức về bối cảnh văn học, về thể loại truyện cũng như khả năng cảm thụ các tác phẩm truyện của Nam Cao.
- Nhận xét về bằng chứng được sử dụng trong VB:
+ Các bằng chứng làm nổi bật sự mới mẻ của truyện Nam Cao, không chỉ trong thời đại nhà văn sống và sáng tác mà cả với thời đại ngày nay. Đó là Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn - những truyện vào loại xuất sắc nhất của Nam Cao.
+ Bằng chứng về một số tác phẩm xây dựng nhân vật có những điểm đặc biệt: Nghèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết, Ở hiền, ...
+ Bằng chứng về các nhân vật trí thức thường băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị làm người: Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Lộc (Truyện người hàng xóm), Thứ (Sống mòn), ...
+ Bằng chứng về những nhân vật khiến người đọc không thể nào quên được: Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, Thứ, ...
Nhìn chung, ở VB này, bằng chứng bao giờ cũng gắn với luận điểm được triển khai, góp phần củng cố lí lẽ, tăng thêm tính thuyết phục cho luận điểm.
- Nhiều nhân vật của Nam Cao là những con người hiền lành, chất phác, nhưng đời sống quá vất vả, cơ cực.
+ Đó là những người già cả không nơi nương tựa, những em bé mô côi không ai chăm sóc, những người đàn bà không biết đến hạnh phúc lứa đôi, gia đình... (Nghèo, Dì Hảo, Một bữa no, Từ ngày mẹ chết,...)
Trả lời câu hỏi 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tác giả đã lí giải như thế nào về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để lí giải về sự thành công.
Lời giải chi tiết:
Sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học được tác giả lí giải trên các khía cạnh:
- Sở trường về xây dựng nhân vật (chú ý đặc biệt đối với những hạng người cùng khổ, dưới đáy xã hội, què quặt cả về thể xác lẫn tinh thần vì bị áp bức, hành hạ; những người có trình độ học vấn, có ý thức về thân phận và phẩm giá).
- Sức mạnh của tư duy nghệ thuật thể hiện thông qua hình tượng.
- Cái nhìn sâu sắc đối với đời sống và tấm lòng đối với con người.
Tác giả đã lí giải: Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.
Trả lời câu hỏi 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Những nội dung nào đã triển khai trong bài viết cho phép tác giả đi đến kết luận: “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra nội dung đã triển khai
Lời giải chi tiết:
Để đi đến kết luận “Đọc Nam Cao, con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn", tác giả đã triển khai hai nội dung cơ bản: thứ nhất, thế giới nhân vật trong truyện Nam Cao phần lớn là những người đau khổ, đáng cảm thương; thứ hai, Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân hậu, tấm lòng xót thương đối với những kiếp người, phận người. Hai điều đó có thể giúp người đọc tự rút ra bài học ứng xử trong cuộc sống.
- Đọc Nam Cao người ta có ấn tượng rõ rệt về các nhân vật có tính cách nổi bật, đồng thời lại có cảm nhận sâu sắc cách nhìn của tác giả đối với cuộc sống, tấm lòng của tác giả đối với con người.
- Nam Cao là một trong số ít nhà văn của chúng ta đã để lại cho văn học nhiều nhân vật không thể quên được, buộc người đọc phải nghĩ về họ, thông qua họ để nghĩ về cuộc sống.
=> Đọc Nam Cao con người muốn sống chu đáo hơn, nhân ái hơn.
Trả lời câu hỏi 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Văn bản trên giúp em hiểu được những gì về nhà văn Nam Cao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra thông tin em hiểu về tác giả Nam Cao
Lời giải chi tiết:
Đọc VB trên giúp ta hiểu được một số khía cạnh cơ bản về nhà văn Nam Cao:
- Bối cảnh sống và sáng tác của Nam Cao (thông tin được nêu ở cước chú (3) của VB cho biết Nam Cao chủ yếu sống và sáng tác trước năm 1945).
- Tầm vóc, vị trí của Nam Cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam (một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX).
- Thể loại chủ yếu mà Nam Cao đã sáng tác: truyện.
- Sở trường của nhà văn Nam Cao: xây dựng nhân vật.
Giúp em hiểu về vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà văn Nam Cao, ông luôn hướng về số phận những con người nghèo khổ phải chịu số phận bất hạnh.
Viết
Trả lời Câu hỏi Viết trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Viết bài văn nghị luận phân tích một truyện ngắn được sáng tác trong những năm gần đây.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức và viết bài văn hoàn chỉnh
Lời giải chi tiết:
Truyện ngắn “Đau gì như thể…” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có lẽ là một truyện ngắn xúc động và xót xa nhất viết về đề tài cha con. Câu chuyện đã xây dựng nên một tình huống truyện thật đặc biệt, từ đó cho chúng ta thấy được những khía cạnh, những hoàn cảnh xót xa của cuộc sống.
Là một nữ nhà văn trẻ của đất nước, những tác phẩm của cô được nhiều người chú ý và yêu thích. Các tác phẩm của cô thường viết về những điều bình dị xoay quanh cuộc sống thường ngày. Giọng văn cô đậm chất Nam bộ, tuy nhẹ nhàng, mềm mại như tâm tình với độc giả nhưng qua đó lại khiến chúng ta cảm nhận được sự sâu cay, éo le của những câu truyện sau đó. Chất tình, chất nghệ của giọng văn nơi miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh. Truyện ngắn “Đau gì như thể…” của cô là một truyện ngắn trong số ít những tác phẩm viết về đề tài tình cha con. Nội dung của tác phẩm là câu truyện của cha con Nga và ông Tư Nhỏ khi ông bị án oan la loạn luân làm cho con mình có bầu. Qua đó, tác giả Vũ Ngọc Tư đã cho chúng ta thấy được sự thiêng liêng của người cha khi sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ con mình.
Tình huống truyện đã khiến chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thực tế xã hội của chúng ta hiện đại. Chỉ cần có một câu chuyện bất bình được lên tiếng, chưa kể đúng sai người bị lên tiếng vẫn sẽ là người phải hứng chịu những lời chỉ trích. Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng tới danh dự, mà còn khiến cho người bị lên án bị tổn thất về tinh thần không hề nhỏ. Tuy vậy, nhân vật chính của câu truyện - ông Tư Nhỏ không vì vậy mà đánh mất đi bản thân mình. Ông vẫn mạnh mẽ chống lại những lời lên án vô căn cứ đó và kêu oan cho bản thân mình. Ông vẫn luôn không ngừng hi vọng vào tương lai khi dù không được bên trên trả lời nhưng ông vẫn kiên quyết kêu oan tới cùng. Đó không chỉ là quyền lợi mà ông xứng đáng được hưởng, đó còn là danh dự của ông đối với mọi người, đối với bà con chòm xóm xung quanh, cũng như là đối với tương lai của cháu ngoại ông.
Trên con đường đi tìm lại công bằng cho bản thân, ông không hề đơn độc một mình. Ông vẫn còn sự ủng hộ, quan tâm cũng như cổ vũ từ phía người thân - cô con gái Nga của mình. Nhìn thấy con và cháu mình sống khỏe mạnh và hạnh phúc có lẽ đã là nguồn động lực sống lớn nhất của ông. Qua đó, ta cũng có thể nhận ra được lời nhắn nhủ của tác giả Nguyễn Ngọc Tư chính là gia đình sẽ là nguồn động lực lớn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách. Ngay cả với Nga, khi cô lỡ mang lỗi lầm tuổi trẻ, gia đình vẫn luôn ở bên, động viên và giúp cô vượt qua những lời đàm tiếu từ mọi người xung quanh. Nếu không có sự an ủi, động viên của cha mình, có lẽ Nga cũng đã không có đủ can đảm để sinh con ra và nuôi nấng đứa trẻ ấy lớn lên.
Tình huống truyện cũng đã mở ra cho chúng ta một câu hỏi: Ý nghĩa thật sự của những khó khăn mà chúng ta phải trải qua trong cuộc sống là gì? Có lẽ, đối với những người phải trải qua hoàn cảnh ấy, sự việc ấy họ mới có thể thấu hiểu được nỗi đau đớn ấy. Sự vô tâm, mù quáng của những người xung quanh cũng chính là một nhân tố tác động tiêu cực đến suy nghĩ cũng như cảm xúc của họ. Chính những khó khăn đó là cơ hội để chúng ta trưởng thành, thay đổi bản thân cũng như để bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân mình. Tuy tác giả không có câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra, thế nhưng sau khi đọc xong câu truyện, có lẽ trong suy nghĩ của mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật viết tưởng tượng, tác giả đã đưa người đọc vào thế giới tâm lý của nhân vật, để họ có thể cảm nhận được những đau đớn, những mất mát mà nhân vật đang trải qua. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đã đưa độc giả tới gần hơn với những suy nghĩ của những người đã vô tình vướng phải hoàn cảnh éo le giống như vậy.
Truyện ngắn “Đau gì như thể…" của tác giả Nguyễn Ngọc Tư có lẽ đã phản ánh cho chúng ta thấy một cách chân thực và sâu sắc về những đau đớn trong cuộc sống. Cũng như đó là lời nhắc nhở, gửi gắm chúng ta rằng hãy lí trí khi đứng trước một sự việc, cũng như phải mạnh mẽ và bình tĩnh để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Nói và nghe
Trả lời Câu hỏi Nói và nghe trang 148 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đề bài và dựa vào hiểu biết cá nhân để lập dàn ý cho bài nói và trình bày.
Lời giải chi tiết:
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.
- Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.
- Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
b) Thân bài
* Thế nào là bạo lực học đường?
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay.
- Hình thức:
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
- Thực tế chứng minh:
+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh...
+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…
+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
* Hậu quả của bạo lực học đường
- Với người bị bạo lực:
+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.
+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.
- Với người gây ra bạo lực:
+ Phát triển không toàn diện.
+ Mọi người, xã hội chê trách.
+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.
* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường
- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.
c) Kết bài
* Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.
Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.
Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.
Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.
Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)