Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức


Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): Tiếng đàn mưa của Bích Khê.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí


Đề bài

Trả lời Câu hỏi trang 52 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): Tiếng đàn mưa của Bích Khê.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào phần lập dàn ý đã được gợi mở kết hợp với hiểu biết của bản thân để viết bài hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết

Bài tham khảo 1

Mỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suy tư về cuộc sống. Cũng như chúng ta, đứng trước mưa mà xao xuyến nỗi lòng, Bích Khê đã đưa cảm xúc ấy vào chính tác phẩm của mình, bài thơ Tiếng đàn mưa. 

Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi lên khung cảnh về một ngày mưa: 

“Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng

Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan

Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn

Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.”

Sự vật như rơi rụng cùng những giọt mưa nặng hạt. Những giọt mưa rơi xuống, rơi xuống từng hạt rồi xuống “lầu”, xuống cả “thềm lan”. Mưa bao trùm mọi thứ xung quanh. Khung cảnh của một ngày mưa được tái hiện cùng sự rụng rơi của những sự vật. Một khung cảnh tả thực, được vẽ lên bằng chính ngòi bút của tác giả. Ông gọi tiếng những giọt mưa rơi ấy là “giọng đàn mưa xuân”. Mưa xuân, mùa mưa mang đến hạnh phúc, vậy nên tiếng mưa dưới mùa xuân nghe thấy tiếng đàn. Tiếng đàn ấy mang sức thôi miên con người, nghĩ v về những gì đã qua êm ái, những gì tốt đẹp còn vương lại trong tâm trí. Mưa rơi, bao phủ lên mọi nẻo, mọi chốn: 

“Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống

Cùng nước non hoa rụng mưa xuân

Mưa rơi ngoài nội trên ngàn

Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.”

Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Lúc vui lúc buồn, chỉ có thể là nhớ và tìm những hoài niệm xưa chốn cũ:

“Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống

Bóng dương tà rụng bóng tà dương

Hoa xuân rơi với bóng dương

Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.”

Lại tiếp tục là một khổ thơ nói tới những nơi mưa rơi xuống, cảnh vật cũng rơi cũng rụng theo mưa. Khắp nẻo đồi thấy mưa rơi thành đầm. Khi mà mặt trời chuẩn bị lặn, cùng với những cánh hoa xuân, khung cảnh mờ ảo, hư thực mà đầy mơ mộng. Ta thấy được sự cảm nhận, tình yêu thiên nhiên sâu sắc mới có thể tinh ý nhận ra vẻ đẹp đến từ thiên nhiên dưới những cơn mưa như vậy. “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”, đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại. Mượn cảnh mà cũng gợi được tình, gợi cái cảm xúc và suy tư: 

“Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”.

Mưa rơi khơi nguồn cảm xúc. Sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”. Khổ thơ cuối như lý giải cảm xúc của cả bài thơ. Sự buồn rầu, nhớ nhung, cô đơn đã biến tiếng mưa trở thành tiếng đàn, ngân lên khúc nhạc đầy xao xuyến, khắc khoải, đầy nỗi nhớ nhung đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn của “người khách tha hương”. 

Bích Khê đã thành công sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với những ngôn từ giàu sức biểu cảm để nói lên tâm trạng một cách sâu sắc. Cùng với đó là những biện pháp tu từ gần gũi như liệt kê cảnh vật trong mưa, lặp đi lặp lại những cảnh vật và đặc biệt là từ “mưa” để nhấn mạnh không gian gợi nên cảm xúc. Kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng, đã gợi lên cảm xúc từng câu từng chữ cũng cứ nhẹ nhàng lướt trong tâm trí người đọc. Nói về nỗi nhớ, sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn. 

Tiếng đàn mưa đã thành công khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại, con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khoải của một tâm hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và ngập tràn nỗi nhớ thương. 

Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Một bài thơ hết sức thành công trong bút pháp nghệ thuật của Bích Khê.

Xem thêm
Bài tham khảo 2
Bài tham khảo 3

Đã từ lâu, tình bạn đã được đề cập đến trong các tác phẩm văn học. Nguyễn Khuyến là nhà văn sở hữu số lượng lớn các bài thơ mang chủ đề rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày như thế. Nếu như trong Bạn đến chơi nhà, ông dùng giọng văn hóm hỉnh, khôi hài để nói về tình bạn không màng vật chất, thì sang bài thơ Khóc Dương Khuê, giọng thơ đã thay đổi hẳn. Cả bài thơ như tiếng khóc nấc lên trong sự buồn bã của Nguyến Khuyến khi đến đám tang của người bạn Dương Khuê. Đặc biệt trong 16 câu thơ cuối:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

     Nỗi xót thương cho người bạn quá cố càng được thể hiện đậm nét.

     Nguyễn Khuyến xuất thân là nhà nho, có tài văn chương, đỗ đầu cả ba kỳ thi nên còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông thường viết về gia đình, bạn bè, quê hương và châm biếm bọn thực dân. Bài thơ Khóc Dương Khuê ban đầu được viết bằng chữ Hán, sau được Nguyễn Khuyến dịch lại bằng chữ Nôm. Dương Khuê là bạn của Nguyễn Khuyến, mặc dù kém tuổi nhưng Dương Khuê cũng đỗ chức tước cao, trở thành tri âm của Nguyễn Khuyến. Mười sáu câu thơ cuối là nỗi đau đáu, thương xót của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của bạn.

     Hai câu thơ mở đầu được nhà thơ viết bằng giọng văn khôi hài, nhưng chua xót, bộc lộ sự đau lòng của ông:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.”

     Quả thật, Nguyễn Khuyến hơn Dương Khuê bốn tuổi, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn gọi Dương Khuê bằng giọng thân mật “tôi - bác”. Câu thơ “đau trước bác mấy ngày” sử dụng biện pháp ẩn dụ, ý chỉ sự ra đi của Dương Khuê quá đột ngột, khiến tác giả không thôi giật mình và đau đớn.

 

     Trong bốn câu thơ tiếp theo, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc trầm lắng, đau thắt lòng:

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng mà mải lên tiên.”

     Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh và biện pháp nói quá rất khéo léo,, ý nhị. Để chỉ sự ra đi của người bạn thân, ông dùng những từ “vội về ngay”, “chán đời”, “vội vàng”, “lên tiên”, với mục đích để giảm đi sự đau thương, nhưng sao câu thơ vẫn đau bội phần như vậy. Nói tránh đi sự ra đi của bạn, Nguyễn Khuyến phóng đại nỗi đau của mình “chân tay rụng rời”. Chắc hẳn, vì quá bất ngờ, ông đã không kìm được cảm xúc mà suy sụp, đau như “chân tay rụng rời”.

     Trước kia, tất cả những thú vui trên cõi đời đều có ông và Dương Khuê hưởng thụ. Nhưng nay, những niềm vui đó bỗng trở nên chán chường, vô nghĩa bởi đã mất bạn rồi:

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gãy củng ngẩn ngơ tiếng đàn.”

     Rượu luôn là thức uống yêu thích của thi nhân, thế nên mới có thi tửu. Nhưng rượu chỉ ngon khi được uống cùng bạn hiền. Biện pháp điệp từ “không” ba lần liên tiếp trong một câu thơ như nhân lên ba lần sự vô vị, không ham muốn thi tửu của Nguyễn Khuyến khi không có bạn. Hôm nay không mua rượu, không phải do không có tiền, mà là do không còn tri âm.

     Bài thơ vẫn còn dang dở, chưa viết xong, bởi với ông, mất bạn rồi thì còn ai để đọc. Một lần nữa, biện pháp điệp ngữ lại xuất hiện, điệp từ “ai” và”đưa” hai lần, kết hợp với biện pháp chơi chữ “viết đưa ai” - “ai biết mà đưa”. Đây như một vòng luẩn quẩn, viết xong cũng không biết đưa cho ai, mà cũng không có ai để đưa. Mất đi Dương Khuê, Nguyễn Khuyến gần như mất đi cả một người đọc tri kỉ của mình.

 

     Các sự vật tạo niềm vui khác như giường, đàn cũng mất đi sự sống, trở nên “hững hờ” và “ngẩn ngơ”. Đây là hai từ láy rất đặc sắc trong đoạn thơ, đồng thời là hai từ ngữ nhân hóa, khiến các sự vật tưởng như vô cảm ấy cũng đang hòa dần với nỗi đau mất mát bạn của nhà thơ. Sau cùng, thú vui để thưởng ngoạn với bạn, mất bạn rồi, thú vui cùng dần trở thành nỗi buồn sâu lắng.

     Đau đớn là vậy, xót thương là vậy, nhưng Nguyễn Khuyến cũng đành chấp nhận sự thật rằng bạn đã đi xa:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương.

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

     Nguyễn Khuyến trách móc, hờn dỗi bạn khi “Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở”. Đây là một điều vô lý nhưng hết sức hợp lý. Vô lý bởi Dương Khuê mất do tuổi già, nên cho dù nhà thơ có trách móc, van nài thì Dương Khuê cũng đâu thể nghe thấy được. Nhưng hợp lý là bởi, Nguyễn Khuyến quá nhớ thương Dương Khuê, mong muốn bạn ở lại với mình, nên mới buông lời mà trách nhẹ nhàng thế.

     Mãi đến tận cuối bài thơ, ta mới thấy xuất hiện giọt nước mắt của nhà thơ. Nhưng sao giọt nước mắt ấy lại “như sương”, mà còn phải ‘ép” mới ra? Đọc đến đây, ta chợt nhớ lại giọt nước mắt cũng phải “ép” mới ra của Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao. Một phần cũng là do tuổi cao nên khó chảy nước mắt. Nhưng phần nhiều, do lão quá đau khổ vì mất cậu Vàng, nên không thể khóc thành dòng được nữa. Cũng như vậy, Nguyễn Khuyến cũng nói một phần do “tuổi già”, nhưng thật ra, sâu trong thâm tâm, ông đau lòng đến độ thật khó để có “hai hàng chứa chan”. Nước mắt chảy ngược vào trong, như thể ông đang “nuốt” cái thương bạn vào trong bụng.

     Bằng những câu thơ sử dụng ngôn ngữ bình dân mộc mạc, gần gũi, từng câu thơ chất chứa cảm xúc mãnh liệt, sử dụng tài tình biện pháp nhân hóa, phép điệp ngữ, biện pháp so sánh, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ lòng thương bạn, đau đớn muôn phần khi mất bạn, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ chấp nhận sự thật. Đọc bài thơ, ta càng thêm trân trọng hơn những tình bạn đẹp đẽ, trong sáng giữa đời thường.

Trong nền thơ hơn một nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Khuyến có một vị trí thật vẻ vang. Ông là nhà thơ của những bài thơ Việt Nam đích thực, những bài thơ mà ở đó, những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ Việt Nam thuần khiết, giản dị và đẹp đẽ. Trong những bài thơ ấy, cần phải nói (tên một bài thơ không mấy ai không biết: bài Khóc Dương Khuê).

Xét cho cùng, tình bạn giữa hai người Nguyễn Khuyến và Dương Khuê vốn không phải là một tình bạn thật hoàn toàn như ý. Tuy đỗ cử nhân cùng khoa thi với Nguyễn Khuyến, rồi đỗ tiến sĩ, cùng làm quan cho triều Nguyễn, nhưng sau năm 1884, năm đất nước thật sự mất vào tay thực dân Pháp, Dương Khuê lại không có được cái chí như Nguyễn Khuyến. Không cáo quan về làng, Dương Khuê tiếp tục làm quan cho triều đình tay sai thực dân cho đến tận lúc qua đời ở tuổi 64 (1902).

Tuy vậy, nói thế là để nhìn rõ hết mọi chuyện. Người Việt Nam ta vẫn có câu: nghĩa tử là nghĩa tận. Cái chết đột ngột của Dương Khuê đã thật sự li: một nỗi đau cho Nguyễn Khuyến. Lúc ấy, quên hết mọi điều, ông chỉ còn biết một điều duy nhất: ông đã mất một người bạn thân, mất một nguồn tình cảm quý giá không thế lấy gì thay thế được. Lúc ấy, tự đáy lòng, từ nột tình bạn mà hình như chính ông cũng không thể đo lường hết chiều sâu, Nguyễn Khuyến đã chợt kêu lên những tiếng kêu thảng thốt:

Bác Dương thôi đã, thôi rồi,

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.

Hầu như không có một chút văn chương chữ nghĩa nào trong hai dòng thơ trên, đặc biệt là dòng thơ thứ nhất. Chỉ có nỗi đau, nỗi đau chân thành, trọn vẹn, tự mình thể hiện ra thành lời. Hai tiếng “thôi” dân dã và tự nhiên, cứ như bật lên từ lời nói của một người dân quê bình dị nào đó.

Đặt câu thơ này vào trong hoàn cảnh xã hội mà sự “cao nhã“ luôn luôn được coi là một yêu cầu hàng đầu của văn chương, ta càng thấy ở đây sự chân được nhà thơ coi trọng đến chừng nào. Nói đến cái chết, ông không dám động đến từ “chết”. Trời đất cao dày ơi lẽ nào chuyện ấy đã đến thật rồi sao? “Thôi đã... thôi rồi”! Thế là hết! Thật thế rồi! Một kẻ quyền quý ngày xưa khi lỡ tay làm rơi mất viên ngọc lưu li độc nhất vô nhị trong thiên hạ, có lẽ cũng chỉ kêu lên đau đớn đến như thế là cùng. Không đau nỗi đau thật, làm sao có thể khóc một tiếng khóc thật như thế được.

Có điều là, với nỗi đau, Nguyễn Khuyến không thét lên, tiếng khóc của người là khóc với mình, khóc cho tự mình nghe, tiếng khóc lắng vào lòng. Tâm hồn vốn giản dị, ông chúa ghét sự ồn ào. Lúc này ông muốn ngồi một mình, đối diện với bạn, cùng nhắc lại tình bạn, cùng bạn ôn lại những gì đã từng có giữa hai người. Đã có bao nhiêu là kỉ niệm. Từ những ngày tưởng đã rất xa xôi:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Những sớm hôm tôi bác cùng nhau,

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời

Đó là kỉ niệm khi hai người vừa mới lần đầu gặp nhau trong khoa thi Hương và cùng thi đỗ. Nguyễn Khuyến quê ở Bình Lục, Hà Nam, Dương Khuê quê ở Vân Đình, Hà Đông, hai người vốn chẳng quen biết gì nhau. Thế mà, cứ như duyên trời định sẵn, tình bạn đã bắt đầu gắn bó từ đây.

Chữ nghĩa của Nguyễn Khuyến sao mà bình dị đến thế, nôm na, thân mật đến thế! Nào là “lúc sớm hôm”, rồi là "tôi bác", với những “cùng nhau”... Nhà thơ cũng xác định cái nhìn đầu tiên của mình về người bạn: đó là lòng kính yêu trọn vẹn, “kính yêu từ trước đến sau". Cùng với giọng kể lể chân thành như thế, nhà thơ nhắc lại với bạn về những kỉ niệm khác:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo,

Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

Kỉ niệm giữa đôi bạn như thế quả là rất nhiều, rất đậm. Họ đã từng cùng trải qua những giờ phút thú vị, chứng tỏ họ là những người bạn ý hợp tâm đầu, có tâm hồn biết thưởng thức và chia sẻ những niềm vui thanh cao của kẻ tao nhân mặc khách. Nhắc lại những kỉ niệm đó, tâm hồn nhà thư như còn rung cảm vì tiếng suối “róc rách lưng đèo” nơi “dặm khách” xa xôi.

Nhà thơ như cùng đang sống lại với những cảm giác thích thú “nơi từng gác cheo leo”, lắng nghe tiếng đàn, tiếng hát của các đào nương. Có người sẽ hỏi: nhà thơ Nguyễn Khuyến mà cũng đi hát ả đào sao? Thi có gì đâu mà nhà thơ không đi hát ả đào! Hát ả đào là một thú vui trong xã hội phong kiến. Có lúc thú vui này bị người ta lợi dụng (thì trên đời thiếu gì điều tốt đẹp bị người ta lợi dụng).

Tuy vậy, đối với đa số nhà Nho, đó lại là nơi để thưởng thức cái đẹp của lời ca, tiếng hát, tiếng đàn, cũng là nơi di dưỡng tâm hồn sau những tháng ngày gò mình trong khuôn khổ của chốn công danh, vốn được sáng tác để cho các đào nương hát lên đó sao?

Nguyễn Khuyến không có những bài thơ như vậy, nhưng rõ ràng là ông đã không thể quên “thứ vui con hát”, bởi đó là thú vui được “lựa chiều cầm xoang”, trải lòng mình theo tiếng đàn, tiếng hát. Là đôi bạn đến với nhau, thân nhau vì lòng mến mộ lẫn nhau, tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật là chỗ tri âm tri kỉ, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”:

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp,

Chén quỳnh tương ăm áp bầu xuân,

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

Nói về việc cùng bạn uống rượu mà nhà thơ dùng từ "nháp”, lại “cùng nháp” thì thật chính xác và tinh tế, bởi đây là việc uống rượu của người “uống cho vui”, chứ không phải kiểu uống của các bợm rượu. Nhà thơ có lần đã tự nói về khả năng uống rượu của mình:

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

Chén các cụ dùng uống rượu ngày xưa là loại chén rất nhỏ, thường được gọi là “chén hạt mít”. Nói “nhấp” tức là uống từng hớp nhỏ, như chỉ vừa chạm môi vào, vừa uống vừa ngẫm nghĩ, vừa uống vừa thưởng thức cái vị đậm, cái mùi thơm của rượu. Rượu uống chỉ như thế nhưng lại “ăm áp bầu xuân”.

Bầu xuân này là bầu rượu và cũng là “bầu thơ“, bầu rượu đầy cho bầu thơ càng thêm lai láng. Hai tiếng “ăm ắp” mà nhà thơ dành cho bầu xuân” thật gợi cảm và sảng khoái. ‘‘Người thanh cái tiếng cũng thanh”, đến cách chơi cũng cho ta biết được bản chất con người, không phải bất kì ai cũng có được cái “rượu ngon cùng nhấp” ấy, nhất là cái căm nhận “ăm áp bầu xuân” ấy.

Thật là những ngày vui. Nhưng cũng có những ngày buồn, rất buồn. Đó là những ngày nước mất. Là nhà Nho, cùng phụng sự cho một triều đại, đôi bạn cùng chung chia sẻ nỗi đau của thời đại mình:

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn

Phận đấu thăng chẳng dám than trời

Bác già, tôi cũng già rồi

Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!

Những câu thơ của Nguyễn Khuyến đọc lên nghe thật buồn bã, ngao ngán. Nói “buổi dương cửu” để chỉ thời kì loạn lạc khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà thơ coi đó như là một vận hạn mà đất nước và con người phải trải qua. Không làm gì được trước vận hạn ấy, nhà thơ chỉ còn một cách lựa chọn là rời bỏ công danh, chẳng còn dám tham cái lộc trời “thăng đấu” của kẻ làm quan. Nhà thơ nói như một kẻ an phận mà nghe ra thật đau đớn.

Ông cảm thấy mình bất lực, cảm thấy mình đã già. Đặc biệt câu thơ cuối đoạn, có đến ba từ "thôi” trùng diệp, khác nghĩa nhau mà như cùng một nghĩa, bổ sung cho nhau, tạo ra ấn tượng về một tâm trạng cam chịu thật nặng nề: Biết thôi- thôi - thế thì thôi. Đúng là tâm trạng của nhà thơ khi cáo quan về làng và cho đến cả những năm sau này: đau buồn trước cảnh nước mất nhưng không có thể làm gì cho đất nước ngoài việc từ quan để khỏi làm việc cho kẻ thù.

Qua 16 dòng thơ, Nguyễn Khuyến đã nhắc lại một cách cô đọng và đầy đủ về mối quan hệ bạn bè giữa đôi bạn Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, đặc biệt là độ sâu, độ bền của tình bạn đó. Những kỉ niệm đã được nhà thơ nói tới mọt cách giản dị nhưng đầy trân trọng. Nhắc lại những kỉ niệm ấy, ôn lại và ngẫm nghĩ về tình bạn ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi đau mà mình phải chịu hôm nay thật là một điều vô lí. Ông chưa bao giờ hình dung ra sự mất mát có thể xảy đến vào lúc này. Nhà thơ nhớ lại:

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác

Trước ba năm gặp bác một lần

Cầm tay hỏi hết xa gần

Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.

Xét về mặt văn chương, bốn dòng thơ trên không phải là những câu thơ thật mới lạ sắc sảo, bởi những câu thơ ấy sao mà nôm na bình thường, nào la “tuổi già thêm nhác”, rồi lại “hỏi hết xa gần”, với lại “tinh thần chưa can”, cứ như lời lẽ cua một ông lão quê mùa nào đó ở vùng đất Hà Nam. Thì đúng vậy, Nguyễn Khuyến có làm văn chương đâu, ông chỉ bộc lộ nỗi niềm của mình! Nhà thơ còn tự mình lí sự với mình:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác

Tôi lại đau trước bác mấy ngày

Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!

Chỉ khi người ta đau đớn thật lòng, người ta mới có kiểu lí sự như vậy. Như thế có khác gì nói rằng: Tại sao bác lại chết trước tôi nhỉ? Người chết trước lẽ ra phải là tôi chứ? Chính từ những lí sự này, mấy tiếng cuối cùng của đoạn thơ nổi lên thật chân thành và ai oán: Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời! Trước nỗi đau dã là sự thật, nhà thơ đành chấp nhận nồi đau và càng thấy điều này là thật vô lí:

Ai chẳng biết chán đời là phải

Vội vàng chi đã mải lên tiên

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua.

Cái chết là một quy luật không ai có thể phủ nhận được. Tuy vậy, trong trường hợp này, Nguyễn Khuyến vẫn tìm thấy sự vô lí: Cái chết của người bạn đã đến một cách vội vã quá, nó cướp mất của ông một người bạn hiền và như thế, cũng cướp mất của ông tất cả mọi niềm vui. Câu thơ của ông nói về trường hợp riêng của mình, nghe thật giản dị mà vang lên nhơ một chân lí về tình bạn đích thực ở đời:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã. Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Không còn bạn, không còn hứng thú làm thơ, bởi vì sao?

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được, thì còn viết làm gì? Âm “iết” láy đi láy lại trong hai dòng thơ, rồi hai tiếng “ai”, hai tiếng “đưa” trung điệp (đưa ai - ai biết - mà đưa” cứ mở ra, khép lại, rồi lại mở ra, như một nỗi day dứt khôn nguôi.

Nhà thơ nghĩ đến những mối tình bạn mà sách vở xưa kia đã từng ca ngợi, coi nhơ tuyệt đỉnh của tình bạn: Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để cho ai ngồi vào cái giường chỉ dành riêng để tiếp bạn; Bá Nha sau khi Chung Tử Kì chết thì quyết bỏ không chơi đàn bởi thấy không còn ai hiểu được tiếng đàn. Ông thay mối tình giữa ông với Dương Khuê chính là một tình bạn như thế; sự mất mát của ông sau cái chết của Dương Khuê đúng là sự mất mát như thế:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể lấy gì để bù đắp vào sự mất mát này không? Nhà thơ đã khẳng định rằng không. Chỉ còn một cách, như người ta vẫn thường làm, là tìm cho mình một cách an ủi. Rằng người chết không còn có thể sống lại được, rằng nước mắt xót thương cũng sẽ chẳng giúp được gì... Nguyễn Khuyến muốn dùng cái lẽ thường ấy của đời sống để tự an ủi mình:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

Nhà thơ còn tự khuyên bảo mình:

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu ràng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn.

Có thể khẳng định rằng trong thơ Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ hay thể hiện tình cảm đẹp đẽ chân thành, nhưng cả cho đến nay, chưa có bài thơ nào nói về tình bạn có thể sánh bằng bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Cái hay ấy trước hết xuất phát từ một tình bạn đẹp và chân thành của một tâm hồn cao thượng. Cái hay ấy còn là cái hay của một nghệ thuật diễn đạt, một ngôn ngữ diễn đạt giản dị, tự nhiên, đầy tính dân tộc, hoàn toàn phù hợp với nội dung tình cảm mà bài thơ cần diễn đạt.

Xem thêm
Bài tham khảo 2
Bài tham khảo 3

Bình chọn:
4.1 trên 20 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí