Soạn văn 9 kết nối tri thức, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 3. Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha

Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức


Nhân vật anh hùng em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 71 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nhân vật anh hùng em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ

Lời giải chi tiết:

- Em yêu thích: Thánh Gióng.

- Em ấn tượng sự anh dũng, quả cảm đánh tan quân giặc bảo vệ nền độc lập dân tộc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trước khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 71 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu tiên để chỉ ra hành động và lời nói.

Lời giải chi tiết:

- Hành động: ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy, nhắm làng xông vô.

- Lời nói: Bớ đảng hung đồ.

Trước khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 72 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn tiếp theo để miêu tả lại hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây bọn cướp.

Lời giải chi tiết:

- Vân Tiên chỉ có một mình, tay không đánh cướp.

- Không hề run sợ, vẫn "bẻ cây làm gậy" xông vào đánh cướp.

-> Hành động nhanh, mạnh, dứt khoát của Vân Tiên, đánh mạnh ở cả bên trái, bên phải tung hoành rất dũng mãnh, được tác giả ví với người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dương, một anh hùng hảo hán, có khí phách, trượng nghĩa.

Xem thêm
Cách 2

Hình ảnh Lục Vân Tiên: chỉ có một mình, tay không đánh cướp, không hề run sợ, vẫn "bẻ cây làm gậy" xông vào đánh cướp.

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 72 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga

Phương pháp giải:

Đọc đoạn tiếp theo để chỉ ra lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

Lời giải chi tiết:

+ Thưa rằng “Tôi Kiều Nguyệt Nga”

Con nầy tì tất tên là Kim Liên.

Quê nhà ở quận Tây Xuyên,...

-> Kiều Nguyệt Nga đã giới thiệu về tên quê quán của mình và lí do nàng đi qua đây.

Xem thêm
Cách 2

Thưa rằng “Tôi Kiều Nguyệt Nga”

Con nầy tì tất tên là Kim Liên.

Quê nhà ở quận Tây Xuyên,...

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 73 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Lời đáp của Lục Vân Tiên.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn tiếp theo để chỉ ra lời đáp của Lục Vân Tiên

Lời giải chi tiết:

+ Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào au tính thiệt so hơn làm gì...

-> Lục Vân Tiên đưa ra quan điểm về hành động làm việc nghĩa thì không cần cảm ơn. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.

Xem thêm
Cách 2

Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào au tính thiệt so hơn làm gì...

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để xác định bố cục và nội dung chính của từng phần.

Lời giải chi tiết:

- Mười bốn dòng thơ đầu (từ Vân Tiên ghé lại bên đàng đến Bị Tiên một gậy thác rày thân vong): Lục Vân Tiên ra tay trừng trị bọn cướp, cứu người gặp nạn.

- Hai mươi tư dòng thơ tiếp (từ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong đến Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi): Lục Vân Tiên hỏi han, an ủi Kiều Nguyệt Nga.

- Sáu dòng thơ cuối: Lục Vân Tiên bày tỏ quan niệm sống và quan niệm về người anh hùng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp.

- Phần 2 (Còn lại): Lục Vân Tiên trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga.

- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp.

- Còn lại: Lục Vân Tiên trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chỉ ra lời người kể chuyện, lời đối thoại của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Lời người kể chuyện là những câu thơ bình thường còn lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Lời người kể chuyện:

Chẳng qua là sự bất bình,

Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi…

+ Lời nhân vật:

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?

Trước gây việc dữ tại mầy…”

Xem thêm
Cách 2

- Lời người kể chuyện: là những câu thơ bình thường

- Lời nhân vật: đặt trong dấu ngoặc kép

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?

Trước gây việc dữ tại mầy…”

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.

b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.

c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ mười bốn câu đầu để thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a. Lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp được thể hiện rõ qua lời nhân vật: Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân". Đó là sự phẫn nộ trước hành động ngang ngược, bất lương của bọn cướp, nỗi xót thương cho những người dân lành bị ức hiếp. Đó còn là tinh thần nghĩa hiệp, không thể thờ ơ trước sự bất công, ngang trái.

b. Trong đoạn thơ, tính cách nhân vật Lục Vân Tiên chủ yếu được thể hiện qua lời nói và cử chỉ, hành động:

- Khi Lục Vân Tiên quyết định trừng trị bọn cướp: cử chỉ dứt khoát, hành động mạnh mẽ, quyết đoán, không chút ngập ngừng (ghé lại, bẻ cây, xông vô) mặc dù chỉ là việc “giữa đường" và biết rõ bọn cướp đông đúc, hung hãn, tàn ác như thế nào.

- Khi Lục Vân Tiên tung hoành giữa vòng vây, đánh tan bọn cướp: tả đột hữu xông, bị Tiên một gậy, ... : thể hiện lòng quả cảm và võ nghệ cao cường.

c. Thái độ, tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật Lục Vân Tiên: yêu mến, trân trọng

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

a. Lí do: Chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động

b.Từ ngữ hình ảnh thể hiện tính cách: Chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

c. Thái độ tình cảm của người kể chuyện: Tác giả miêu tả chủ yếu thông qua các từ ngữ chỉ hành động, bày tỏ sự ngưỡng mộ khâm phục trước vẻ đẹp và tinh thần cứu giúp người khác.

a. Bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động

b. Chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

c. Thái độ, tình cảm: bày tỏ sự ngưỡng mộ khâm phục trước vẻ đẹp và tinh thần cứu giúp người khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để đưa ra cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

Lời giải chi tiết:

- Kiều Nguyệt Nga là cô gái khuê các, dịu dàng đoan trang, tuân thủ lễ nghi.

+ Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.

+ Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.

+ Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Lối xưng hô (quân tử, chàng - thiếp) và lời nói khiêm nhường, lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng ân nhân: Thưa rằng ... Xin cho tiện thiếp ... Xin theo cùng thiếp ...

- Chi tiết xin được lạy tạ ơn cứu mạng và thiết tha mời Lục Vân Tiên đến nơi cha mình đang làm quan để báo đền ân nghĩa.

- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.

- Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.

- Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ để đưa ra quan niệm và đưa ra ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua hai câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

- Nội dung của câu thơ là: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ta nhận thấy Vân Tiên thấy Nguyệt Nga bị nạn đã khẩn trương mau lẹ đánh tan bọn cướp. Và chàng đã đánh chúng bằng sự quả cảm giải nguy cho Kiều Nguyệt Nga. Đến khi Nguyệt Nga tỏ ý muốn được trả ơn thì chàng lại khẳng khái từ chối, đến một cái lạy của Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không nhận. Rõ ràng Vân Tiên đã xả thân vì nghĩa, không chút so đo tính toán. Từ hành động đó của Vân Tiên, ta hiểu được quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu: người anh hùng phải là người có tài trí phi thường để thấy hoạn nạn thì sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người, người anh hùng phải là người hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.

Xem thêm
Cách 2

- Quan niệm về người anh hùng thể hiện qua hai câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

- Em đồng tình với quan niệm trên, vì ta hiểu được quan niệm người anh hùng phải là người có tài trí phi thường để thấy hoạn nạn thì sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người, người anh hùng phải là người hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài nhận xét về ngôn ngữ và xây dựng nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật chủ yếu được khắc hoạ qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, ...

- Về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cần lưu ý một số đặc điểm nổi bật: ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc địa phương, đôi chỗ còn thô mộc; sử dụng từ Hán Việt và điển tích, điển cố khá nhuần nhuyễn ...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Một phần vì Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù, cảm nhận mọi việc xung quanh chủ yếu là hành động lời nói tốt hơn.

- Kiểu kết cấu truyền thống được sử dụng: trình tự thời gian và kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân). Đây là kết cấu thể hiện khát vọng nhân dân ở hiền gặp lành.

- Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ.

- Kiểu kết cấu truyền thống thể hiện khát vọng nhân dân ở hiền gặp lành: trình tự thời gian và kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết kết nối đọc

Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 74 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, phân tích nét tính cách mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Kiều Nguyệt Nga xuất hiện không nhiều nhưng chỉ qua lời lẽ, cử chỉ khi giãi bày với Lục Vân Tiên, ta cũng thấy được nàng là người con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước hết lời lẽ của nàng là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. Cách Nguyệt Nga xưng hô thật khiêm nhường. Khi xưng hô nàng gọi Vân Tiên là “quân tử”, xưng mình là “tiện thiếp”: “Trước xe quân tử tạm ngồi/Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”. Cách nói năng của nàng thật dịu dàng, mực thước. Khi Vân Tiên hỏi nguyên do bởi đâu mà gặp tai họa thì Nguyệt Nga đã trả lời thật rõ ràng, khúc chiết. Câu trả lời của nàng vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Vân Tiên vừa thể hiện được sự chân thành, niềm cảm kích, xúc động của mình. Nguyệt Nga còn là người có tình nghĩa, có trước sau. Khi được Vân Tiên cứu, Nguyệt Nga vô cùng biết ơn. Bởi vì Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn Viên Tiên, dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”. Như vậy, chỉ qua lời lẽ ít ỏi mà nhân vật Nguyệt Nga hiện lên thật đẹp!


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí