Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức>
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 47 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:
a.
Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như cắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt
(Hoàng Lộc, Viếng bạn)
b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…
(Bích Khê, Tì bà)
c.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại các âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh trắc (các âm tiết dùng thanh trắc: khóc, nước, mắt, thắt, gọi, chửa, dính, chặt), đặc biệt là các thanh trắc ở các vị trí gieo vần (mắt, thắt, chặt), tạo âm hưởng về một cảm xúc đau đớn đang phải cố nén lại.
b. Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại một loạt âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh bằng, tạo âm hưởng về một nỗi niềm (nỗi buồn) nhẹ nhàng, êm dịu.
c. Sau 3 câu thơ dùng nhiều thanh trắc, miêu tả cảnh thiên nhiên với núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, câu thơ thứ 4 sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh, với một loạt âm tiết có cùng thanh bằng như tiếng thở phào thảnh thơi của người vừa vượt qua chặng đường gian nan, đồng thời gợi hình dung về một khung cảnh rộng mở, bình yên.
Câu |
Biện pháp điệp thanh |
Tác dụng |
a |
Khóc anh không nước mắt Mà lòng đau như cắt |
tạo âm hưởng về một cảm xúc đau đớn đang phải cố nén lại. |
b |
Thanh bằng |
Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật. |
c |
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. |
Khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. => Tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân. |
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 48 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để làm rõ tác dụng trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Có 5 trường hợp điệp thanh theo từng nhóm:
+ Mưa hoa rung, mưa hoa xuân rụng (bằng - bằng - trắc)
+ Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan (bằng - trắc - bằng)
+ Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống (bằng - bằng - trắc)
+ Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (bằng - bằng - trắc)
+ Bóng dương tà ... rụng bóng tà dương (trắc - bằng - bằng)
- Sự lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết tạo nên tính nhạc cho câu thơ, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự vật đang diễn ra trong một trạng thái, một xu thế không thay đổi (những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn/ bóng chiều buông xuống).
Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Việc sử dụng như vậy có tác dụng: Khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại, con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khoải của một tâm hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và ngập tràn nỗi nhớ thương.
Khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại, con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 48 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong các đoạn thơ dưới đây:
a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”
b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát...
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về biện pháp điệp vần để chỉ ra và phân tích tác dụng
Lời giải chi tiết:
a. Trong đoạn trích, vần ương được lặp lại 3 lần:
Rơi hoa hết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
Vần ương ngân dài, lặp lại ở hình ảnh “bóng dương” và “khách tha hương" không chỉ tạo nên cảm nhận về một nỗi khắc khoải, day dứt, mà còn gây ấn tượng về sự đồng điệu giữa cảnh vật (bóng dương) và con người (khách tha hương).
b.
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát ...
Các vần ưa, át được lặp lại 3 lần, các vần ai, a được lặp 2 lần, kết hợp với việc sử dụng từ láy (xôn xao, ngân nga) đem lại cho người đọc cảm nhận về những con sóng biển từng đợt, từng đợt rì rào xô tới rồi lại lùi xa bờ cát, dìu dặt, nhẹ nhàng.
- Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tiếng đàn mưa SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)