Soạn bài Thực hành tiếng Việt tramg 28 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức


Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây. Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không? Vì sao.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Thực hành Tiếng Việt trang 28 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây. Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không? Vì sao.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về câu đơn và câu ghép để xác định quan hệ ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Quan hệ ý nghĩa: Liệt kê hàng loạt các hậu quả nếu các tướng sĩ bỏ cuộc, để bị thua trước lũ giặc.

- Không thể tách thành câu đơn vì như vậy sẽ mất đi ý nghĩa nhấn mạnh hậu quả, tạo điểm nhấn và in sâu vào trong đầu các tướng sĩ.

b.

- Quan hệ ý nghĩa: Thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả.

- Không thể tách thành câu đơn vì sẽ làm mất đi sự liền mạch, mất đi hiệu quả trình bày vấn đề dẫn đến kết quả nếu như chưa đi đến nhà cụ Nghị.

Xem thêm
Cách 2

a. Mối quan hệ: Liệt kê, tăng tiến.

b. Mối quan hệ: Điều kiện - kết quả.

=> Có thể tách mỗi vế thành câu đơn. thoái vị. Tuy nhiên, việc thể hiện ba sự kiện bằng ba câu đơn riêng biệt như vậy sẽ không biểu đạt được hiệu quả ý nhấn mạnh sự nối tiếp và mối quan hệ chặt chẽ giữa ba sự kiện.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Thực hành Tiếng Việt trang 29 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Hãy chuyển đổi các câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành câu ghép và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về câu đơn và câu ghép để chuyển đổi, nhận xét về sự khác biệt

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Chuyển đổi: Có một sự thật là trong 10 năm tôi là phóng viên của tòa soạn tuần báo “Time” và trước đó làm cho hãng Roi-tơ và một sự thật nữa là tôi đã gia nhập phong trào cách mạng từ năm 1944, là thành viên của họ từ đó với các chức vụ khác nhau.

=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự rõ ràng trong hai ý hơn.

b.

- Chuyển đổi: Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như những nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoảng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao.

=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự nhấn mạnh ở vế sau hơn khi sử dụng câu ghép.

c.

- Chuyển đổi: Tôi không thể đủ điều kiện viết về ông theo cách chuẩn xác của những điệp vụ và tôi càng không muốn liệt kê các bản khai lí lịch đơn thuần.

=> Nhận xét: Có sự khác biệt về cấu trúc của câu, tạo sự liền mạch cho ý nghĩa của câu. Tuy nhiên khi trình bày thành 2 câu đơn sẽ tạo sự nhấn mạnh ở vế sau hơn khi sử dụng câu ghép.

Xem thêm
Cách 2

a. Có một sự thật là trong 10 năm tôi là phóng viên cho tòa soạn tuần báo “Time” và trước đó làm cho hãng Roi-tơ; một sự thật khác nữa là tôi gia nhập phong trào cách mạng từ năm 1945 và là thành viên của họ từ đó với các chức vụ khác nhau. 

b. Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoáng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao…

c. Tôi không thể đủ điều kiện viết về ông theo cách chuẩn xác của những điệp vụ, càng không muốn liệt kê theo các bản khai lí lịch đơn thuần. 

=> Nhận xét: Lựa chọn sử dụng câu ghép hay câu đơn phụ thuộc vào mục đích biểu đạt và nội dung cần truyền tải. Khi chuyển từ câu đơn sang câu ghép, ý nghĩa của câu phần nào thay đổi. 

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Thực hành Tiếng Việt trang 29 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Các đoạn trích sau vừa có câu đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về câu đơn và câu ghép để chỉ ra sự phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Việc sử dụng 2 câu đơn đầu tiên thể hiện tác giả muốn tách rõ điều chúng ta đã làm nhưng thực dân Pháp càng lấn tới.

- Sử dụng câu ghép cuối để khẳng định ý chí quyết tâm không nhân nhượng, không để mất nước, dù có hi sinh tính mạng cũng phải bảo vệ độc lập dân tộc.

b.

- Việc sử dụng câu ghép đầu tiên đã thể hiện câu hỏi cho việc tại sao dù biết nhân vật là tình báo nhưng vẫn được người Mỹ tôn trọng.

- Hai câu đơn sau để thể hiện rõ nguyên nhân và là câu trả lời cho câu hỏi trên.

Xem thêm
Cách 2

Ở cả 2 đoạn văn, câu đơn dùng để diễn tả những ý đơn giản, trực tiếp, thích hợp để đưa ra yêu cầu, khẳng định, hoặc nêu lên một sự kiện. Câu ghép dùng để diễn tả những ý phức tạp, có nhiều mối quan hệ logic, thích hợp để giải thích, so sánh, đối lập, hoặc liệt kê các ý.

=>  Việc sử dụng câu đơn và câu ghép đan xen trong các đoạn trích giúp cho văn bản mạch lạc, rõ ràng và sinh động. Lựa chọn kiểu cấu trúc câu phù hợp góp phần làm nổi bật ý nghĩa cần biểu đạt.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Thực hành Tiếng Việt trang 29 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn sau khi đọc văn bản “Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời”, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về văn bản và câu ghép để hoàn thành đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sau khi đọc văn bản “Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời” em rất ấn tượng với nhân vật Phạm Xuân Ẩn. Ông đã trải đời mình cũng lịch sử kháng chiến ở Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau. Đồng thời, ông đã tham gia Việt Minh ở lứa tuổi rất trẻ. Tên tuổi của ông không chỉ được nhân dân trong nước biết đến mà với báo chí nước ngoài cũng rất được kính trọng. Là thế hệ học sinh được hưởng nền độc lập tự do, em cần cố gắng noi gương các thế hệ cha anh như Phạm Xuân Ẩn để mai sau có thể góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

Câu ghép: Ông đã trải đời mình cũng lịch sử kháng chiến ở Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc văn bản về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, em cảm thấy vô cùng kính trọng và thán phục trước tài năng, bản lĩnh và lòng yêu nước nồng nàn của ông. Ông là một con người phi thường, đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Em đặc biệt ấn tượng với những chiến công vang dội của ông trong lòng địch, với khả năng cải trang tài tình và tinh thần dũng cảm, mưu trí. Ẩn trong hình ảnh một nhà báo bình thường là một điệp viên xuất sắc, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Câu ghép: Ẩn trong hình ảnh một nhà báo bình thường là một điệp viên xuất sắc, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí