Soạn bài Bài hát đồng sáu xu SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức


Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện trinh thám?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 16 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện trinh thám?

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Điều làm nên sức hấp dẫn của một truyện trinh thám:

+ Người kể chuyện.

+ Cốt truyện, các tình tiết liên quan.

Xem thêm
Cách 2

Truyện trinh thám có sức hấp dẫn bởi cốt truyện ly kỳ, bí ẩn, nhân vật được xây dựng độc đáo, bình luận xã hội và lối viết lôi cuốn. Loại hình văn học này giúp người đọc giải trí, thư giãn và suy ngẫm về cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 16 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Vụ việc mà luật sư Ét-uốt cần xử lí

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn đầu để chỉ ra vụ việc.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vụ việc cần xử lí là: Bà Li-ly Cráp-tri bị giết ngay trong nhà.

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 17 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những thông tin nào cho thấy Méc-đơ-lân, Mét-thiu, thím Ê-mi-ly, chú Uy-li-am đều có thể là nghi phạm?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại và chỉ ra các thông tin.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Căn nhà của Méc- đơ- lân sinh sống gồm 6 người: bà Li-Ly, chú họ Uy-ly-an (con của em trai bà Li-ly), thím Ê-mi-ly (vợ của chú Uy-ly-an), Méc- đơ- lân, Mét- thiu (cháu của em gái bà Li-Ly), bà giúp việc Ma- thơ.

=> Không gian hẹp, xảy ra tại ngôi nhà nhỏ và cài then ở bên trong, không có dấu hiệu của người ngoài đột nhập vào nhà. 

=> Ai trong căn nhà của bà Li- Ly cũng có thể là nghi phạm. 

Xem thêm
Cách 2

Méc-đơ-lân, Mét-thiu, thím Ê-mi-ly, chú Uy-li-am đều có thể là nghi phạm vì họ đều có mâu thuẫn, xích mích với nạn nhân trước khi nạn nhân tử vong.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 18 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Tại sao bà Ma-thơ khẳng định không ai trong gia đình liên quan đến vụ việc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và đưa ra lí do nhân vật khẳng định

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bà Ma-thơ khẳng định không ai trong gia đình liên quan đến vụ việc:

+ Mỗi khi có người lên xuống cầu thang, nó kêu cót két ghê lắm. Dù cho người ta có đi nhẹ nhàng cỡ nào đi nữa.

+ Nếu ai trong số ba người họ đi xuống thì tôi đã biết rõ.

+ Tiếng đánh máy của cậu ấy không hề dừng một giây.

Xem thêm
Cách 2

Bà Ma-thơ khẳng định không ai trong gia đình liên quan đến vụ việc vì nếu khi có người xuống cầu thang cái cầu thang sẽ phát ra tiếng động, bà sẽ để ý.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 17 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Luật sư Ét-uốt phỏng đoán như thế nào về vụ án?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và đưa ra lời phỏng đoán về vụ án.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ét-uốt phỏng đoán có thể chính nạn nhân đã mở cửa cho người từ bên ngoài vào

Xem thêm
Cách 2

Luật sư Ét-uốt phỏng đoán và Crap-tri là người mở cửa cho thủ phạm bước vào.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 19 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Các chi tiết trong lời nói của bà Li-ly.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để nhận xét về các chi tiết trong lời nói của bà Li-ly.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bà ý bảo người bán thịt không khác gì một thằng xỏ lá và lừa đảo, và bảo tôi mua thêm một phần tư số trà tôi phải mua...

Trong khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Trong khi đọc trang 21 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Ai liên quan đến vụ án mạng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để nhận xét về vụ án mạng

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Theo em bà Ma-thơ có liên quan đến vụ án

Xem thêm
Cách 2

Chưa có thông tin về kẻ sát nhân

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Trong khi đọc trang 22 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Bài đồng dao giúp luật sư Ét-uốt nhớ lại chứng cứ nào mà ông đã bỏ sót?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để chỉ ra chứng cứ ông đã bỏ sót.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài đồng dao giúp luật sự nhận ra đồng xu là chứng cứ ông bỏ sót

Xem thêm
Cách 2

Bài đồng dao giúp luật sư Ét-uốt nhớ lại chứng cứ có đồng 6 xu trong túi nhung đen của bà chủ quá cố.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 8

Trả lời Câu hỏi 8 Trong khi đọc trang 22 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Người liên quan đến vụ án mạng có đúng như dự đoán của em không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn và xem lại phần dự đoán của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Người liên quan đến vụ án mạng đúng như dự đoán của em chính là bà Ma-thơ

Xem thêm
Cách 2

Người liên quan đến vụ án không đúng như dự đoán của em. Em dự đoán 1 trong số 4 người con của bà là thủ phạm.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 23 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xác định vụ án được kể lại trong tác phẩm và cho biết không gian, thời gian xảy ra vụ án.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để xác định vụ án và chỉ ra không gian, thời gian.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Vụ án về bà Li-ly bị giết trong chính ngôi nhà.

- Không gian xảy ra vụ án tại chính căn nhà của Méc-đơ-lân.

* Thời gian xảy ra vụ án của bà Li-Ly

- Khi bà giúp việc Ma-thơ chuẩn bị dọn bữa tối vào 7 giờ 30 phút thì bà Li-Ly đã chết rồi

- Thời gian xảy ra vụ án của bà Li-Ly đã xảy ra cách đây ba tuần và sau đó Méc-đơ-lân đến nhờ luật sư tìm ra hung thủ. 

Xem thêm
Cách 2

Vụ án được kể lai là vụ giết người cách đây 3 tuần, nạn nhân là bà chủ Crap-tri, nghi phạm là những người trong nhà.

Không gian: nhà riêng, phòng kín

Thời gian: buổi tối

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 23 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đặc điểm hệ thống nhân vật của thể loại truyện trinh thám được thể hiện như thế nào trong tác phẩm “Bài hát đồng sáu xu”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để nhận xét về đặc điểm hệ thống nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Được thể hiện qua cuộc trò chuyện:

* Cuộc trò chuyện giữa ngài Ét- uốt và bà giúp việc Ma- thơ:

- Bà Ma-thơ là người cuối cùng gặp bà Li-Ly nên chắc hẳn bà sẽ là một nhân chứng tốt. 

- Ma-thơ khẳng định không ai trong gia đình liên quan đến vụ án. 

=> Luật sư Ét-uốt đã đưa ra một phỏng đoán, chắc có người ngoài đi vào từ cửa chính.

=> Khi những lí lẽ ngài luật sư đưa ra, lời nói của bà Ma-thơ ấp úng, rụt rè hơn, có vẻ đắn đo. 

* Cuộc trò chuyện giữa Et-uốt và Méc-đơ- lân:

- Ban đầu là tâm trạng thất vọng.

- Chiếc túi đen bà Li-Ly để lại: vài đồng xu lẻ, bánh quy gừng, kính mắt đeo, bài thơ về chuyện thất nghiệp,...

=> Chú ý vào vật chứng đồng sáu xu, và bài thơ chuyện thất nghiệp.

* Cuộc trò chuyện giữa ngài Et-uốt và Mét-thiu:

- Cuộc gặp của hai người bất ngờ.

- Chi tiết nhà hàng Hai Tư Chú Sáo Đen.

- Bài hát đồng sáu xu.

=> Nút thắt được cởi, chứng cứ quan trọng.

Xem thêm
Cách 2

Đặc điểm hệ thống nhân vật:

- Thám tử: Là nhân vật trung tâm, có vai trò dẫn dắt câu chuyện, điều tra vụ án và tìm ra hung thủ. Thường được xây dựng với trí thông minh, khả năng suy luận logic, óc quan sát tinh tế và bản lĩnh phi thường.

- Nạn nhân: Là người bị hại trong vụ án, đóng vai trò khởi đầu cho câu chuyện, thường là bị giết

- Nghi phạm: Là những người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ án. Thám tử cần thu thập bằng chứng để xác định hung thủ thực sự.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 23 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Khi việc điều tra của luật sư Ét-uốt rơi vào bế tắc yếu tố ngẫu nhiên nào đã xuất hiện. Yếu tố đó giúp ích gì cho việc suy luận của vị luật sư?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích để chỉ ra yếu tố ngẫu nhiên và nhận xét về việc giúp ích cho việc suy luận.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Yếu tố xuất hiện: Mét-thiu xuất hiện khiến vị luật sư dừng lại chỗ nhà hàng.

- Từ đó nhận ra bỏ qua chi tiết đồng xu

Xem thêm
Cách 2

Khi việc điều tra của luật sư Ét-uốt rơi vào bế tắc, yếu tố ngẫu nhiên đã xuất hiện: quán ăn ven đường tên là Hai Tư Chú Sáo Đen

Tác dụng: giúp thám tử nhớ lại câu ca dao và gợi mở về chi tiết đồng 6 xu.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 23 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Bằng cách nào luật sư Ét-uốt đã phá án thành công? Qua đó, ông đã bộc lộ những khả năng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để nhận xét về cách phá án thành công và những khả năng của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Luật sư đã phá án thành công nhờ gặp từng người trong gia đình, hỏi chi tiết từng sự việc và có được yếu tố bất ngờ để nhận ra bằng chứng mấu chốt.

Xem thêm
Cách 2

Bằng cách ghi nhớ và xâu chuỗi những manh mối, luật sư đã phá án thành công

Qua đó, ta thấy những khả năng của ông:

- Khả năng ghi nhớ những dữ kiện

- Khả năng xâu chuỗi manh mối

- Khả năng suy luận tài ba

- Khả năng quan sát, để ý những chi tiết nhỏ

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 23 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Tác phẩm chủ yếu là lời thoại của các nhân vật. Theo em, vì sao nhà văn không miêu tả kĩ quá trình cân nhắc, suy luận của người điều tra?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhà văn không miêu tả kĩ quá trình cân nhắc suy luận của người điều tra vì nhà văn muốn người đọc có những suy luận riêng qua các lời thoại để từ đó tạo sự hấp dẫn lôi cuốn, kích thích người đọc đắm chìm trong tình tiết, bằng chứng suy luận.

Xem thêm
Cách 2

Việc nhà văn không miêu tả kỹ quá trình cân nhắc, suy luận của người điều tra có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Ở tác phẩm này, tác giả muốn để người đọc tự suy luận, kích thích sự tò mò của độc giả và chỉ gợi ý những manh mối thông qua lời thoại của nhân vật. Điều quan trọng là tác phẩm cần đảm bảo tính logic, hấp dẫn và truyền tải được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 23 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Chỉ ra sự bất ngờ trong kết quả điều tra vụ án. Từ đó em rút ra được bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc con người trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản kết hợp với hiểu biết cá nhân để chỉ ra sự bất ngờ và rút ra được bài học.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Sự bất ngờ trong kết quả điều tra đó là tưởng chừng như không gian bị bó hẹp nghi phạm chỉ có thể ở trong nhà nhưng cuối cùng nạn nhân lại bị giết bởi người từ bên ngoài.

- Khi nhìn nhận đánh giá sự việc con người trong cuộc sống, chúng ta cần quan sát tỉ mỉ, cẩn thận không bỏ qua chi tiết nào dù nhỏ nhặt nhất để tránh dẫn đến sai lầm.

Xem thêm
Cách 2

Yếu tố bất ngờ trong truyện là khi thám tử kết tội Ma - thơ. Nhiều độc giả không nghĩ con trai của người trung thành nhất lại là kẻ giết người, giết bà chủ của mẹ mình, người đã có ơn với mình.

Xem thêm
Cách 2

Viết kết nối đọc

Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 24 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Vào vai nhân vật Méc-đơ-lân, viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) ghi lại cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt sau khi ông phá án thành công.

Phương pháp giải:

Dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày thành đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tôi là Méc-đơ-lân, bà tôi vừa bị sát hại trong chính ngôi nhà của mình. Tôi rất hoang mang khi không biết ai là người đã gây ra cái chết của bà. Tôi đã mời ngài Ét-uốt, vị luật sư nổi tiếng đến nhờ ông tìm hộ. Ngài Ét-uốt đã quan sát rất tỉ mỉ cẩn thận, từ đó mà đã tìm ra hung thủ gây án khiến hắn phải chịu hình phạt xứng đáng. Tôi rất biết ơn và kính trọng ngài.

Xem thêm
Cách 2

Học sinh vào vai nhân vật Méc-đơ-lân, viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) ghi lại cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt sau khi ông phá án thành công. Gợi ý:

- Khả năng suy luận tài tình

- Khả năng quan sát tinh tế

- Khả năng tư duy nhạy bén

-...

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí