Soạn bài Tiếng Việt SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức


Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em đã sưu tầm được.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 46 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em đã sưu tầm được.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bài thơ “Yêu Tiếng Việt” của Huy Cận

Thuở nhỏ giờ anh học Quốc Văn

Là thương vô hạn tủi vô ngần

Tiếng là tiếng mẹ con ngồi học

Mà ở chương trình học ngoại văn...

 

Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà

Là yêu hơi thở của ông cha

Yêu hồn nước đọng trong vần điệu

Yêu thiết tha mà lại xót xa.

 

Tiếng Việt nuôi con như sữa mẹ

Nuôi con từng thớ thịt tâm hồn

Cuộc đời chỉ trở thành xương máu

Khi nói qua lời mẹ của con.

 

Thế đó em ơi lớp tuổi xanh

Yêu văn dân tộc xót tâm tình

Yêu cha ông bốn nghìn năm lẻ

Giữ nước mình lo giữ tiếng mình.

 

Tiếng nói cha ông trao các em

Giữ gìn em nhé trau dồi thêm

Nói bằng tiếng Việt đời thêm đẹp

Như máu hồng tươi trở lại tim.

 

Ai đâu chọn được quê sinh đẻ

Chọn tiếng yêu thương mới đến đời

Nhưng nếu mai sau mà sống lại

Lòng anh tiếng Việt lại đầu thai.

Xem thêm
Cách 2

Câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nói về vẻ đẹp của tiếng Việt:

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói 

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ 

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 

Óng tre ngà và mềm mại như tơ 

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 46 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nghe bài hát Tiếng Việt (nhạc Lê Tâm, lời thơ Lưu Quang Vũ) và nêu cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những câu thơ sâu lắng, da diết ấy là mạch cảm xúc trào dâng và đầy ám ảnh của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ "Tiếng Việt" đã trở thành một nốt nhạc đẹp, trong sáng và tinh khiết, gói trọn đủ đầy về vẻ đẹp của tiếng Việt.

Xem thêm
Cách 2

Bài hát "Tiếng Việt" là một lời ca đầy xúc động về tình yêu dành cho tiếng nói dân tộc. Qua ca từ và giai điệu mượt mà, tác giả đã thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và tình cảm gắn bó sâu nặng với tiếng Việt. Bài hát là lời nhắc nhở mỗi người Việt Nam về trách nhiệm giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 46 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Số tiếng trong mỗi dòng: 8 tiếng.

- Vần: Vần giãn cách: T, B, T, B…

- Nhịp thơ: 3/3/2.

Xem thêm
Cách 2

- Số tiếng: 8 tiếng.

- Vần: giãn cách: T, B, T, B…

- Nhịp thơ: 3/3/2.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 46 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra những hình ảnh, âm thanh cuộc sống

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Tiếng kéo gỗ; Tiếng gọi đò; Tiếng lụa xé; Tiếng cha dặn; Tiếng mẹ gọi…”

Xem thêm
Cách 2

Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó: “Tiếng kéo gỗ; Tiếng gọi đò; Tiếng lụa xé; Tiếng cha dặn; Tiếng mẹ gọi…”

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 47 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tiếng Việt được ví như đất cày, lụa, óng tre ngà, tơ đã giúp người đọc cảm nhận đặc trưng của tiếng Việt: mộc mạc, khỏe khoắn, tinh tế và mềm mại, là tiếng nói biểu hiện bản sắc dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt: mộc mạc, khỏe khoắn, tinh tế và mềm mại, là tiếng nói biểu hiện bản sắc dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 47 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Sức mạnh trường tồn và tỏa lan của tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về sức mạnh trường tồn và lan tỏa của tiếng Việt.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Dẫu có sự cách trở về địa lí, tiếng Việt vẫn là thứ của cải riêng của dân tộc: “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”. Trải qua bao biến cố của lịch sử, tiếng Việt vẫn tồn tại: “Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất/ Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già”.

Xem thêm
Cách 2

Sức mạnh trường tồn và tỏa lan của tiếng Việt: 

- Dẫu có sự cách trở về địa lí, tiếng Việt vẫn là thứ của cải riêng của dân tộc

- Trải qua bao biến cố của lịch sử, tiếng Việt vẫn tồn tại

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 48 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra cách nhà thơ thể hiện tình cảm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt một cách trực tiếp, tác giả trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình và tiếp sau đó sẽ có những người nói tiếp những lời yêu. Tình yêu với tiếng Việt là mãi mãi không bao giờ hết.

Xem thêm
Cách 2

Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt: trực tiếp

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ thể hiện trong bài thơ Tiếng Việt.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra những đặc điểm của thể thơ tám chữ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đặc điểm của thể thơ tám chữ:

+ Mỗi dòng gồm 8 chữ.

+ Theo quy luật vần giãn cách: Một câu có tiếng cuối trắc, câu sau là bằng nối tiếp nhau.

+ Nhịp điệu mang tính nhạc theo nhịp 3/3/2.

Xem thêm
Cách 2

Đặc điểm của thể thơ 8 chữ trong bài Tiếng Việt:

- Mỗi câu thơ có 8 chữ.

- Bài thơ sử dụng gieo vần bằng, gieo vần chân ở các câu 2, 4, 6, 8; gieo vần trắc ở các câu 1, 3, 5, 7.

- Cách gieo vần linh hoạt, đa dạng, tạo nên sự uyển chuyển, mượt mà cho bài thơ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Bài thơ “Tiếng Việt” là lời của ai, bộc lộ cảm xúc với đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để chỉ ra chủ thể đối tượng bộc lộ cảm xúc. Từ đó nhận xét về ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bài thơ “Tiếng Việt” là lời của tác giả với đối tượng là “tiếng Việt”.

- Điều đó thể hiện tình yêu da diết tha thiết của tác giả Lưu Quang Vũ với tiếng nói của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Bài thơ là lời của người con quê hương, bộc lộ cảm xúc về sự giàu đẹp của tiếng Việt: vừa giản dị, mộc mạc, vừa phong phú, sâu sắc. Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc, có giá trị bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc. Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt thiêng liêng. Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ đã thể hiện điều đó một cách đặc sắc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả bài thơ, chọn 1 hình ảnh đặc sắc thể hiện tiếng Việt rất gần gũi thân thương để phân tích.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: Thể hiện qua những tiếng gọi thân quen của cuộc sống.

+ Tiếng Việt được cất lên từ bờ tre, gốc rạ; từ cánh đồng xa, dòng sông vắng; từ sự lấm láp, nhọc nhằn, lam lũ của của đời sống lao động; từ những tâm tình ngọt ngào, sâu lắng của người Việt. Đó là âm thanh của “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm”, “Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa”; âm thanh của tiếng “xạc xào gió thổi giữa cầu tre”, “Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”, “Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ”; âm thanh của “Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng/ Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya/ Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng”…  Có thể nói, mọi mặt của đời sống dân tộc - về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người - đã làm nên hồn cốt của tiếng Việt.

Xem thêm
Cách 2

Hình ảnh "Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm" là một ví dụ điển hình thể hiện cảm nhận của nhà thơ.

Hình ảnh này gợi ra một khung cảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Hoàng hôn là thời điểm của ngày tàn, khi ánh mặt trời dần tắt, bầu trời nhuộm màu đỏ rực và khói bếp nhà ai bay lên quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh mờ ảo. Giữa khung cảnh ấy, tiếng mẹ gọi con vang lên tha thiết, ấm áp. Tiếng mẹ là tiếng gọi quen thuộc nhất đối với mỗi người con, là tiếng gọi chứa đựng bao tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ dành cho con. Hình ảnh thơ "Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm" đã thể hiện được sự gần gũi, thân thương của tiếng Việt. Tiếng Việt gắn liền với đời sống con người từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tiếng Việt là lời ru của mẹ, là tiếng cha dặn dò, là tiếng gọi bạn bè, là tiếng hát đồng quê… Tiếng Việt là nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ, là nơi chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão. Tiếng Việt là biểu tượng cho bản sắc dân tộc, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngoài ra, hình ảnh thơ này còn thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà thơ đối với tiếng Việt. Nhà thơ đã dành những lời ca đẹp nhất để nói về tiếng Việt, ví tiếng Việt như "bùn và như lụa", "óng tre ngà và mềm mại như tơ", "tha thiết", "như gió nước không thể nào nắm bắt", "như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ", "trong trẻo như hồn dân tộc Việt".

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả những liên tưởng gì? Hãy phân tích một vài câu thơ thể hiện sự liên tưởng mà em thấy thú vị, độc đáo.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để nhận xét về những liên tưởng và phân tích một vài câu thơ thể hiện liên tưởng đó.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả đã liên tưởng dấu hỏi với hình ảnh rất đặc biệt:

+ Tiếng Việt là kết quả lao động vất vả của những người nhân dân. Người nhân dân đã lao động, sáng tạo, đổ biết bao mồ hôi công sức, chịu đựng bao vất vả, bao hi sinh để gìn giữ, vun đắp cho tiếng việt ngày càng giàu đẹp “ Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy/…/ Tiếng trong trẻo như  hồn dân tộc Việt”.

Xem thêm
Cách 2

Liên tưởng của tác giả:

- "Tiếng Việt như rừng": so sánh tiếng Việt với một khu rừng rộng lớn, bao la, chứa đựng vô số điều kỳ diệu.

- "Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh": ví von dấu huyền và dấu ngã như những nốt nhạc, tạo nên âm điệu cho tiếng Việt.

- "Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người": thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa tiếng Việt và con người Việt Nam.

- "Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt": khẳng định tiếng Việt là biểu tượng cho bản sắc dân tộc, là nơi lưu giữ tâm hồn của người Việt.

Phân tích câu thơ: "Tiếng Việt như rừng":

Câu thơ này sử dụng phép so sánh độc đáo để ví von tiếng Việt với một khu rừng rộng lớn, bao la. Rừng là nơi sinh sống của vô số loài động thực vật, là nơi chứa đựng nhiều điều kỳ diệu và bí ẩn. So sánh tiếng Việt với rừng là tác giả muốn khẳng định sự phong phú, đa dạng và sức sống mãnh liệt của tiếng Việt. Tiếng Việt là một kho tàng vô giá, chứa đựng vô số tri thức, kinh nghiệm và giá trị văn hóa của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong các khổ thơ 8 đến 12 nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ 8 đến 12 để nhận xét về sức mạnh trường tồn của tiếng Việt.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Dẫu có sự cách trở về địa lí, tiếng Việt vẫn là thứ của cải riêng của dân tộc: “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”. Trải qua bao biến cố của lịch sử, tiếng Việt vẫn tồn tại:“Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất/ Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già”. Đi qua những thăng trầm của đời người, tiếng Việt vẫn lấp lánh, sáng trong: “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng/Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi/Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời”.

- Tiếng Việt làm nên một dòng chảy văn hóa “Như vị muối chung lòng biển mặn / Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”; gắn kết quá khứ với hiện tại: “Ai thuở trước nói những lời thứ nhất/ còn thô sơ như mảnh đá thay rìu/ Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt/ Ai người sau nói tiếp những lời yêu?”; kết nối lời yêu thương những người có chung tiếng nói, chung dòng máu Việt dù người đó đang “phiêu bạt nơi chân trời góc biển” hay ở  “phía bên kia cầm súng khác”. Có thể nói, đây là những phát hiện mới mẻ của nhà thơ Lưu Quang Vũ về sức mạnh kì diệu của tiếng Việt. Nó là “dòng sông thương mến chảy muôn đời”, là biển lớn của tinh thần hòa hợp dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Sức mạnh trường tồn của tiếng Việt trong các khổ thơ:

1. Sức sống mãnh liệt:

"Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta": khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ riêng của dân tộc, dù có bao nhiêu biến đổi vẫn giữ được bản sắc.

"Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất": chứng minh sức sống trường tồn của tiếng Việt qua bao thăng trầm lịch sử.

"Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng": tiếng Việt ẩn chứa sức mạnh tinh thần to lớn, là nơi lưu giữ giá trị văn hóa.

"Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán": tiếng Việt đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh.

2. Gắn liền với đời sống con người:

"Tiếng rung rinh nhịp đập trái tim người": tiếng Việt là một phần máu thịt, là linh hồn của người Việt.

"Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ": tiếng Việt có khả năng thể hiện những cảm xúc tinh tế nhất của con người.

"Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ": tiếng Việt là nơi lưu giữ ký ức, là sợi dây gắn kết con người với quê hương.

"Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết": tiếng Việt tạo nên sự gắn kết giữa con người với nhau.

3. Biểu tượng cho bản sắc dân tộc:

"Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt": tiếng Việt là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, là biểu tượng cho bản sắc dân tộc.

"Như vị muối chung lòng biển mặn": tiếng Việt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thống nhất và đoàn kết của dân tộc.

"Như dòng sông thương mến chảy muôn đời": tiếng Việt là biểu tượng cho sức sống trường tồn của dân tộc.

Thông qua những hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt. Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi người Việt Nam về trách nhiệm giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 3 khổ thơ cuối để phân tích tình cảm của nhà thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Mỗi một khổ thơ là mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau. Bằng lời thơ chân thành, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện niềm trân trọng, nó như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ngôn ngữ ngàn đời của dân tộc 

"Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình"

+ Từ cảm thán "ôi” vang lên như lời chân tình sâu nặng của nhà thơ. Tiếng việt là kết quả lao động vất vả của những người nhân dân. Người nhân dân đã lao động, sáng tạo, đổ biết bao mồ hôi công sức, chịu đựng bao vất vả, bao hi sinh để gìn giữ, vun đắp cho tiếng việt ngày càng giàu đẹp. Qua đó, nhà thơ đã ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam, cần cù, chịu thương, chịu khó, ân tình, thủy chung son sắt. Nhà thơ nhắc nhở thế hệ mai sau phải biết giữ gìn, phát huy thứ ngôn ngữ của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt qua ba khổ thơ:

1. Niềm tự hào và trân trọng:

Nhà thơ thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt: từ "thô sơ" đến "giàu đẹp". Tiếng Việt là ngôn ngữ của tình yêu, là sợi dây gắn kết con người, là nơi lưu giữ ký ức và cảm xúc. Nhà thơ trân trọng tiếng Việt như một báu vật quý giá, là "món nợ" mà cả đời không thể trả hết.

2. Lòng biết ơn:

Nhà thơ biết ơn những thế hệ trước đã tạo dựng và gìn giữ tiếng Việt. Biết ơn tiếng Việt đã đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh, là chỗ dựa tinh thần cho con người.

3. Trách nhiệm giữ gìn và phát huy:

Nhà thơ ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn và hiệu quả.

Qua ba khổ thơ, nhà thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó và yêu thương đối với tiếng Việt. Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ mà còn là một phần máu thịt, là linh hồn của nhà thơ. Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi người Việt Nam về trách nhiệm giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xác định mạch cảm xúc và nhận xét về kết cấu của bài thơ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để xác định mạch cảm xúc và kết cấu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Mạch cảm xúc: Bằng lời thơ chân thành, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng với tiếng Việt.

- Kết cấu: Bài thơ có sự liên kết chặt chẽ khi mở đầu bằng những hình ảnh cuộc sống bình thường gắn liền với những âm thanh tiếng Việt quen thuộc, rồi đến tiếng Việt đi sâu vào trong từng nơi của đất nước tạo nên sự đoàn kết thống nhất, từ đó bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của bản thân và sự trân trọng nhắc nhở thế hệ mai sau phải biết giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

- Mạch cảm xúc: Giới thiệu về tiếng Việt gắn liền với cuộc sống bình dị, gần gũi của con người từ đó ca ngợi vẻ đẹp, sự phong phú, uyển chuyển của tiếng Việt, khẳng định sức sống trường tồn, giá trị văn hóa và vai trò quan trọng của tiếng Việt và bộc lộ tình cảm yêu thương, trân trọng và trách nhiệm giữ gìn tiếng Việt.

- Kết cấu bài thơ được chia làm 4 phần

 + Phần 1 (Từ đầu… tiếng Việt như rừng): Bốn khổ thơ đầu nói về những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

 + Phần 2 (Chưa chữ viết… những con đường): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Phần 3 (Một đảo nhỏ… dân tộc Việt): Súc mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt

 + Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 8

Trả lời Câu hỏi 8 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nêu chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ Tiếng Việt. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ chú ý nhan đề để xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề: Ngôn ngữ tiếng Việt.

- Căn cứ vào nhan đề và nội dung chính của bài thơ.

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu tha thiết say mê với tiếng Việt.

Xem thêm
Cách 2

Chủ đề bài thơ: Tiếng Việt

Căn cứ: Nhan đề

Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu tiếng việt, yêu quê hương, yêu gia đình.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 9

Trả lời Câu hỏi 9 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Phương pháp giải:

Dựa vào những hiểu biết của bản thân để đưa ra hành động

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trước hết đó là phải tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp hay phải sử dụng ngôn ngữ, chúng ta đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể sử dụng một cách tùy tiện, nói năng lung tung. Việc trau dồi vốn tiếng Việt và thường xuyên có ý thức rèn luyện cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của tiếng ta. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động. 

Xem thêm
Cách 2

Em cần: 

- Học tập và rèn luyện để sử dụng tiếng Việt một cách chính xác về ngữ pháp, chính tả, ngữ nghĩa.

- Nâng cao vốn từ vựng, trau dồi kiến thức về văn hóa, lịch sử để sử dụng tiếng Việt một cách phong phú và biểu cảm.

Xem thêm
Cách 2

Viêt kết nối đọc

Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, áp dụng với kiến thức của bản thân để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Nhà thơ không sử dụng những khái niệm trừu tượng để lí giải Tiếng việt mà người nghệ sĩ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gần gũi với cuộc sống của chúng ta, đó là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, câu hát, lời ru,... Âm thanh hiện lên trong câu thơ là những âm thanh đậm tình, sâu lắng, những âm thanh gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Đó là âm thanh của tiếng mẹ gọi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa, tiếng cha dặn,.. Những âm thanh nghe sao mà thiết tha. Tiếng Việt là kết quả của Tình yêu và Lao động. Mọi mặt của đời sống dân tộc đã làm nên hồn cốt của tiếng việt. Bởi vậy “chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói”. Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Nhà thơ Lưu Quang Vũ rất tài hoa khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để khái quát đặc trưng tiếng nói của dân tộc. “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ”. Đây là một phát hiện mới mẻ của thi sĩ. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc, gần gũi, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là hình ảnh "đất cày”, "lụa”, "tre ngà”  "tơ”. Hai câu thơ cuối giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa cứng cỏi lại óng ả của tiếng Việt. Tóm lại qua năm khổ thơ đầu của bài thơ, độc giả đã cảm nhận rõ được vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, từ đó khơi gợi trong lòng mỗi người chúng ta tình yêu và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí