Soạn bài Ôn tập học kì 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức


Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở và ghi các thông tin cơ bản.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Ôn tập kiến thức trang 142 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở và ghi các thông tin cơ bản.

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về văn bản đọc để điền thông tin phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Truyện truyền kì

Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Bày tỏ nỗi lòng cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng các yếu tố truyền kỳ tạo nên một tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Dế chọi

Bồ Tùng Linh

Truyện truyền kì

 Câu chuyện đã tái hiện một mảng hiện thực đen tối của xã hội, vì thế truyện có giá trị hiện thực sâu sắc. Chỉ một câu chuyện dâng dế chọi lên vua mà phản ánh được cả bộ mặt của giai cấp thống trị tàn bạo, ăn chơi sa đoạ và những thảm cảnh mà nhân dân lao động phải chịu đựng. Một con dế chọi có thể mang đến thảm kịch cho một gia đình, một tỉnh nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý đến cho cả một tỉnh,  một dòng họ.

Cốt truyện li kì kèm những yếu tố đầy chất quái dị, kết cấu chặt chẽ xoay quanh câu chuyện.

Buổi tiễn đưa

Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm

Song thất lục bát

Thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phu và người chinh phụ lúc chia tay.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng được sử dụng rất thành công.

Tiếng đàn mưa

Bích Khê

Song thất lục bát

Mỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suy tư về cuộc sống.

Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.

Kim - Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Lục bát

Khắc họa khung cảnh khi lần đầu Kim Trọng và Thúy Kiều gặp gỡ, đôi lứa xứng đôi, trai tài gái sắc, từ đó mà tình yêu đã nảy nở.

- Sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

- Diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" đầy đặc sắc.

- Thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục.

 

Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện thơ Nôm

Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu đầy nghĩa khí, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa tráo trở.

Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Ngôn ngữ thơ mộc mạc bình dị.

Chuyện người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người

Nguyễn Đặng Na

Văn bản nghị luận

Phân tích số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ nghị luận đặc sắc, có tính liên kết cao.

Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Trần Văn Toàn

Văn bản nghị luận

Phân tích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh từ đó đưa phẩm chất cần có trong một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ nghị luận đặc sắc, có tính liên kết cao.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Sếch-xpia

Bi kịch

Thể hiện tình yêu trong sáng chân thành và thủy chung, vượt lên khỏi hận thù để đến với tự do hạnh phúc.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm. Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.

Lơ Xít

Coóc-nây

Bi kịch

Thể hiện sự đấu tranh giữa tình yêu và danh dự của bản thân.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Ôn tập kiến thức trang 142 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra sự khác biệt

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt giữa truyện truyền kì và truyện thơ Nôm xét trên một số tiêu chí:

- Chữ viết được sử dụng: Truyện truyền kì trung đại chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán; đến đầu thế kỉ XX, truyện truyển kì được các nhà văn Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữ. Còn truyện thơ Nôm được sáng tác bằng chữ Nôm.

- Các loại nhân vật được miêu tả: Nhân vật của truyện truyền kì gồm ba nhóm: thần tiên, người trần, yêu quái. Nhân vật trong truyện thơ Nôm là con người, chủ yếu là “trai tài, gái sắc", nhưng phần lớn gặp trắc trở trong đời sống.

- Đặc điểm ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyện truyền kì là ngôn ngữ văn xuôi, truyện truyền kì dùng nhiều điển tích, điển cố. Ngôn ngữ truyện thơ Nôm là ngôn ngữ thơ (chủ yếu là lục bát); gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng giàu tính ước lệ; dùng nhiều điển tích, điển cố.

Xem thêm
Cách 2

- Điểm khác biệt:

* Truyện thơ Nôm:

- Viết bằng chữ Nôm, trình bày bằng thơ.

- Có cấu trúc phức tạp hơn, có thể bao gồm nhiều câu thơ, tạo thành cốt truyện dài.

- Kể về các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng dân gian.

* Truyện truyền kì:

- Trình bày bằng thể văn xuôi tự sự.

- Có yếu tố kì ảo và hiện thực.

- Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Nhân vật trong truyện truyền kỳ đa dạng: thần tiên; người trần; yêu quái. Các nhân vật thường có nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Ôn tập kiến thức trang 142 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức và đưa ra ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm giúp cho người đọc có cơ sở để đánh giá về giá trị hiện thực của tác phẩm (ví dụ các chi tiết liên quan đến việc triều đình phải đối phó với sự quấy rối của giặc Chiêm, đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh, nhân vật Trần Thiêm Bình ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dũ; đời Tuyên Đức nhà Minh trong Dế choi của Bồ Tùng Linh ;... ).

Xem thêm
Cách 2

Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội có giúp ích cho việc đọc hiểu tác phẩm. Vì đặt vào trong hoàn cảnh, bối cảnh xã hội đó chúng ta mới có thể hiểu được nỗi đau số phận của con người lúc đó. 

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Ôn tập kiến thức trang 142 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong học kì 1, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức tiếng Việt để đưa ra những kiến thức mới cần nắm vững.

Lời giải chi tiết:

- Điển tích, điển cố: câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong VB của các tác giả đời sau.

- Biện pháp tu từ chơi chữ: vận dụng các đặc điểm âm thanh, ý nghĩa và quy tắc kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo trong ngữ cảnh, nhằm tạo ra những cách hiểu khác lạ hay liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người tiếp nhận.

- Biện pháp tu từ điệp thanh: sử dụng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả biểu đạt.

- Biện pháp tu từ điệp vần: sử dụng những tiếng có vần giống nhau, đặt gần nhau làm tăng tính nhạc, tăng hiệu quả biểu đạt.

- Cách dẫn trực tiếp: dẫn nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn văn của văn bản gốc, nếu dùng ở văn bản viết, phần dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cách dẫn gián tiếp: dẫn lời hoặc ý tưởng của người khác nhưng diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình, nếu dùng ở văn bản viết, không cần đặt trong dấu ngoặc kép.

- Câu rút gọn: câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược, nhưng nhờ ngữ cảnh nên vẫn đảm bảo nội dung thông tin.

- Câu đặc biệt: câu được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ, không xác định được thành phần câu, chỉ được chấp nhận trong một ngữ cảnh xác định.

Xem thêm
Cách 2

- Điển tích điển cố

- Các yếu tố Hán Việt đồng âm

- Các yếu tố Hán Việt gần âm

- Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

- Lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện

- Chữ Nôm và chữ quốc ngữ

- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu

- Câu rút gọn và câu đặc biệt

Xem thêm
Cách 2

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Ôn tập kiến thức trang 142 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về phần viết để chỉ ra điểm khác nhau

Lời giải chi tiết:

- Khác nhau trong việc dùng lí lẽ: Lí lẽ trong bài nghị luận xã hội là kiến giải của người viết về các vấn đề, sự việc, hiện tượng đời sống. Lí lẽ trong bài nghị luận văn học là kiến giải của người viết về các vấn đề trong lĩnh vực văn học: tác phẩm văn học thuộc các thể loại, phong cách của tác giả, trào lưu văn học.

- Khác nhau trong việc dùng bằng chứng: Bằng chứng dùng trong bài nghị luận xã hội là con người, sự việc xảy ra trong đời sống, mang tính xác thực, có thể kiểm chứng. Bằng chứng trong bài nghị luận văn học là các sự kiện, nhân vật, câu thơ, câu văn, ... trong tác phẩm văn học và ý kiến của các nhà nghiên cứu về tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2

- Điểm khác nhau:

+ Nghị luận xã hội: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng thực tế cuộc sống để phân tích chứng minh vấn đề.

+ Nghị luận văn học: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng trong chính các tác phẩm văn học để phân tích chứng minh vấn đề.

Xem thêm
Cách 2

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Ôn tập kiến thức trang 142 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về phần nói và nghe để chỉ ra điểm giống và khác nhau.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Đểu làm sáng tỏ bản chất của vấn để, thể hiện quan điểm của người nói về vấn đề; qua đó thấy được ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống. Ví dụ, ở bài 3, HS có nhiệm vụ Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi HS hiện nay; ở bài 4: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?). Dù là hai kiểu bài nói khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là phải làm rõ ý nghĩa của vấn đề được trình bày hay thảo luận; sự cần thiết của việc giải quyết tốt vấn đề.

- Khác nhau: Ở kiểu bài trình bày ý kiến, cá nhân người nói thực hiện toàn bộ bài nói, thể hiện cách nhìn của mình về vấn đề; người nghe theo dõi nội dung bài nói, trao đổi lại. Kiểu bài thảo luận lại yêu cầu mọi cá nhân luân phiên phát biểu ý kiến, người nghe cũng đồng thời là người nói, có quyền nêu ý kiến theo lượt lời của mình. Ví dụ, ở bài 1 (bài trình bày ý kiến), chỉ người được phân công mới có nhiệm vụ thực hiện bài nói, còn lại là người nghe; ngược lại, ở bài 4 (bài thảo luận) cần có người điều hành, thư kí, cần có sự chỉ định người phát biểu ý kiến một cách tuần tự, cuối cùng phải tổng kết hoạt động thảo luận.

Xem thêm
Cách 2

- Giống: Đều sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ hình thể để làm rõ vấn đề.

- Khác nhau:

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề: Đưa ra ý kiến, nêu lên suy nghĩ nhận xét đưa ra lí lẽ bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến của mình.

+ Thảo luận về một vấn đề: Sẽ có nhiều ý kiến của nhiều người để cùng nhau thảo luận.

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí