Soạn văn 9 kết nối tri thức, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 3. Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha

Soạn bài Tự tình (bài 2) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức


Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ và xác định thể thơ, đề tài và bố cục.

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục:

+ 2 câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ.

+ 2 câu thực: Nỗi niềm bẽ bàng, chua xót về thân phận.

+ 2 câu luận: Nỗi phẫn uất, không cam chịu.

+ 2 câu kết: Nỗi ngậm ngùi, xót xa.

- Đề tài: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Xem thêm
Cách 2

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục:

+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

- Đề tài: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bài thơ để nhận xét về hai câu đề.

Lời giải chi tiết:

- Thời gian “đêm khuya”.

=> Đây là thời điểm người phụ nữ cảm thấy thấm thía nhất nỗi bất hạnh của mình.

- Âm thanh “văng vẳng trống canh dồn”.

=> Không gian yên tĩnh đến mức có thể nghe được tiếng trống canh từ xa vọng về.

- Không gian:

+ “nước non”: mênh mông, rộng lớn.

=> ẩn dụ cho xã hội xô bồ thời bấy giờ.

=> Con người càng trở nên nhỏ bé, cô quạnh.

- Tâm trạng người phụ nữ:

+ “trơ”

=> Nỗi cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ khi không có ai kề cạnh ở bên.

=> Nỗi bẽ bàng, tủi hổ khi phải một mình đối mặt với bao đau thương, mất mát.

=> Trơ lì, không còn cảm giác, thách thức.

+ “hồng nhan”: nhan sắc đẹp, tươi trẻ.

=> “cái hồng nhan”: vẻ đẹp người phụ nữ bị rẻ rúng, không ai đoái hoài.

=> Người phụ nữ dù đẹp đến mấy nhưng vẫn bị rẻ rúng, coi thường, một mình trải qua, hứng chịu bao đắng cay tủi cực mặc cho dòng đời xô đẩy.

Xem thêm
Cách 2

- Thời gian “đêm khuya”.

- Không gian:

+ “nước non”: mênh mông, rộng lớn.

=> ẩn dụ cho xã hội xô bồ thời bấy giờ.

=> Con người càng trở nên nhỏ bé, cô quạnh.

- Tâm trạng người phụ nữ:

+ “trơ”

=> Nỗi cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ khi không có ai kề cạnh ở bên.

=> Nỗi bẽ bàng, tủi hổ khi phải một mình đối mặt với bao đau thương, mất mát.

=> Trơ lì, không còn cảm giác, thách thức.

+ “hồng nhan”: nhan sắc đẹp, tươi trẻ.

=> “cái hồng nhan”: vẻ đẹp người phụ nữ bị rẻ rúng, không ai đoái hoài.

=> Người phụ nữ dù đẹp đến mấy nhưng vẫn bị rẻ rúng, coi thường, một mình trải qua, hứng chịu bao đắng cay tủi cực mặc cho dòng đời xô đẩy.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai câu thực và hai câu luận để nhận xét về trạng thái cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

* Hai câu thực

- Hành động:

+ “uống rượu”: chất men say làm con người mơ hồ, quên đi thực tại.

+ “say lại tỉnh”: vòng luẩn quẩn không lối thoát.

=> Tìm đến rượu để “quên đời” nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng đau đớn trước thực tại phũ phàng.

- Tâm trạng:

+ “vầng trăng bóng xế”: tuổi xuân tươi đẹp của người thiếu phụ đang dần qua đi.

+ “khuyết chưa tròn”: tình duyên không được trọn vẹn, hạnh phúc không được viên mãn.

=> Nỗi niềm bẽ bàng, chua xót về thân phận muộn màng dang dở.

* Hai câu luận

- Sự vật: rêu, hòn đá – nhỏ bé, không có giá trị.

- Trạng thái: xiên ngang, đâm toạc.

- Nghệ thuật: Đảo các động từ mạnh lên đầu: “xiên ngang, đâm toạc” + đối.

=> Sức sống trỗi dậy của thiên nhiên, vượt lên mọi khắc nghiệt của không gian. Ngay cả những sự vật mềm yếu, hèn mọn như rêu, im lìm, cứng ngắc như đá cũng phải vùng lên để phá vỡ mọi giới hạn.

=> Tinh thần phản kháng mạnh mẽ, muốn phá cũi sổ lồng vượt lên mọi định kiến xã hội của con người. Người phụ nữ dù nhỏ bé, dù mềm yếu, không có tiếng nói nhưng không muốn chấp nhận một cuộc đời mãi bị chà đạp.

=> Tâm trạng bực dọc, phẫn uất, không cam chịu trước hoàn cảnh tù túng, chán chường, nhạt nhẽo.

=> Khao khát có được hạnh phúc trọn vẹn.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai câu kết để chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

+ “ngán”: tâm trạng ngậm ngùi, chán nản, tuyệt vọng, không còn quan tâm đến cuộc đời.

+ Từ “xuân” (xuân đi) chỉ tuổi trẻ con người đang dần trôi qua. 

+ Từ “xuân” (xuân lại lại) chỉ sự tuần hoàn, lặp lại của mùa xuân đất trời

=> Người phụ nữ đau xót khi tuổi xuân của mình một đi không trở lại nhưng mùa xuân thiên nhiên vẫn cứ tuần hoàn.

+ “Mảnh tình”: duyên phận mỏng manh, ít ỏi, chóng tàn.

+ “san sẻ”: tình duyên vốn không trọn vẹn lại phải chia cắt, san sẻ.

+ “tí con con”: những gì còn lại.

=> Thủ pháp tăng tiến giảm dần: nhấn mạnh thân phận đáng thương, tội nghiệp của người phụ nữ. Tình duyên của họ đã lận đận, vất vả, mỏng manh lại phải san sẻ với người khác để rồi chỉ còn lại tí con con cho bản thân.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài thơ để xác định chủ đề và nhận xét về tư tưởng tình cảm của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà thơ giãy bày với lòng mình về nỗi trái ngang, bẽ bàng của người phụ nữ trước thực tại xã hội. Tiếng nói của bài thơ không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là nỗi niềm đau đáu của biết bao người phụ nữ thời bấy giờ, vừa là lời đồng cảm thương xót số phận bất hạnh kiếp hồng nhan, vừa là tiếng nói lên án tố cáo xã hội cũ bất công, chà đạp lên quyền sống của con người.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài thơ để nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt.

- Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí