Lý thuyết quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt - Công nghệ 10>
Khái niệm Quy trình trồng trọt: là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt nhằm mục đích thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất
BÀI 19: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CƠ GIỚI HOÁ TRONG TRỒNG TRỌT
I. Quy trình trồng trọt
1. Khái niệm
Quy trình trồng trọt: là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt nhằm mục đích thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất
2. Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt
a. Làm đất, bón phân lót
- Làm đất
+ Bước đầu tiên trong quy trình trồng trọt
+ Tác dụng: giúp cho đất tơi, xốp, làm sạch cỏ dại, hạn chế nguồn sâu, bệnh hại trong đất, giúp cây phát triển tốt, năng suất cao
- Bón phân lót
+ Bón phân vào đất trước khi gieo trồng
+ Tác dụng: cung cấp sẵn nguồn dinh dưỡng cho rễ hấp thụ ngay từ đầu
b. Gieo hạt, trồng cây con
- Gieo hạt
+ Hạt giống được gieo trực tiếp trên đồng ruộng và nảy mầm thành cây con
+ Áp dụng đối với một số loại cây trồng lấy hạt hoặc một số loại rau
- Trồng cây con
+ Trồng cây con từ vườn ươm ra khu vực sản xuất
+ Tác dụng: giúp cây con tránh các điều kiện không thuận lợi của môi trường, rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
c. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh
- Chăm sóc: áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, năng suất cao
- Phòng trừ sâu, bệnh: tập hợp nhiều biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế tối đa sâu, bệnh hại cây trồng.
II. Một số ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt
1. Cơ giới hoá trong làm đất
- Biện pháp sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
- Áp dụng hầu hết các khâu trong làm đất
- Tác dụng: rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động
2. Cơ giới hoá trong gieo trồng
Tác dụng: giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất
3. Cơ giới hoá trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Tác dụng: giảm nguy hại trực tiếp cho sức khoẻ người lao động; giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón; mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất
4. Cơ giới hoá trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Giúp quá trình thu hoach nhanh hơn, giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng và tăng thời vụ sản xuất
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28. Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm trang 140, 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Lí thuyết Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm trang 140, 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Lí thuyết Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức