Bài 27. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt trang 137, 138, 139 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức>
Vì sao phải xử lí chất thải trồng trọt? Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được không? Có những cách nào để biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu hỏi tr 137
Mở đầu
Vì sao phải xử lí chất thải trồng trọt? Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được không? Có những cách nào để biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích? |
Lời giải chi tiết:
Phải xử lí chất thải trong trồng trọt vì nếu chất thải trồng trọt không được xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường. Việc tận dụng chất thải trồng trọt không chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng khác phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi.
Chất thải trồng trọt có thể tái sử dụng được. Một số cách biến chất thải trồng trọt thành sản phẩm có ích là:
- Sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt
- Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt
Câu hỏi tr 138
Câu hỏi
1. Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh? Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa gì? |
Lời giải chi tiết:
Loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là chất thải hữu cơ như rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê, phần lá rau, cuống rau bị bỏ đi...
Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt.
2. Nếu chất thải trồng trọt không được thu gom, xử lí thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, con người và hệ sinh thái? |
Lời giải chi tiết:
Nếu chất thải trồng trọt không được thu gom, xử lí thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường, con người và hệ sinh thái:
- Chất độc trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón:
+ Ức chế quá trình sinh trưởng, giảm năng suất cây trồng
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Hoạt động trong trồng trọt:
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất, nước
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Ô nhiễm thứ cấp
- Hoạt động đốt phần thừa của cây trồng:
+ Khói bụi làm ô nhiễm môi trường
+ Ảnh hưởng sức khỏe con người và vật nuôi
Câu hỏi tr 139
Câu hỏi
1. Đọc nội dung mục II và cho biết lợi ích của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt. |
Lời giải chi tiết:
Lợi ích của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò:
- Làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa
- Giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không được ủ.
- Việc ủ rơm, rạ, thân ngô... còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
2.Quan sát Hình 27.3 và mô tả tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt.
|
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Trộn nguyên liệu
Bước 3: Ủ nguyên liệu
1. Tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em. |
Lời giải chi tiết:
Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
- Bước 2: Xử lí nguyên lí
- Bước 3: Ủ nguyên liệu
- Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ
- Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật
* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em: gia đình và địa phương em thực hiện quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt theo 5 bước trên.
2. Tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt. Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa gì? |
Lời giải chi tiết:
Quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Bước 2: Trộn nguyên liệu
- Bước 3: Ủ nguyên liệu
Ý nghĩa của việc sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò:
- Làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa
- Giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không được ủ.
- Việc ủ rơm, rạ, thân ngô... còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
Hãy đề xuất quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em. |
Lời giải chi tiết:
Đề xuất quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em:Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Bước 2: Xử lí nguyên lí
Bước 3: Ủ nguyên liệu
Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ
Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28. Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm trang 140, 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Lí thuyết Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm trang 140, 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Lí thuyết Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức