Lý thuyết hình chiếu trục đo - Công nghệ 10


Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể;

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

BÀI 11: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

I. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Cách xây dựng hình chiếu trục đo

- Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể;

- Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ - đó chính là hình chiếu trục đo của V.

II. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU

Các thông số

- Góc trục đo: góc XOZ’= góc XOY’= góc YOZ’= 120O

- Hệ số biến dạng: p = q = r ≈ 0.82. Để thuận lợi ta lấy quy ước p = q = r = 1

III. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN

Các thông số

- Góc trục đo: góc XOZ’= góc XOY’= góc YOZ’= 135O

- Hệ số biến dạng: p = r = 1; p = 0,4

IV. Vẽ hình chiếu trục đo

1. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

- Một điểm A có hình chiếu đứng A1, hình chiếu bằng A2 thì điểm A có các tọa độ xA,yA,zA được đo như trên hình 11.13a. Hình chiếu trục đo của điểm A là A’ có các tọa độ trục đo là x’A,y’A,z’A với x’A = p * xA ,y’A = q*yA,z’A= r*zA và được vẽ như hình 11.13b

2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể

Bước 1: gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể. Từ hình chiếu vuông góc đã cho, phác họa hình dáng không gian của vật thể

Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao bên ngoài của vật thể có kích thước: dài a, rộng b, cao c đặt lên 3 trục đo theo hệ số biến dạng của chúng

Bước 3: Vẽ các thành phần của vật thể

Bước 4: Tẩy các nét thừa và tô đậm các cạnh thấy





Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.