Lý thuyết giới thiệu về phân bón - Công nghệ 10>
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
BÀI 7: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN
I. Phân bón và vai trò của phân bón
- Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
- Vai trò của phân bón:
- Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất.
- Có tác dụng cải tạo đất.
- Một số loại phân bón phổ biến: phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh. Các loại này có những đặc điểm giống và khác nhau.
II. Đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến
1. Phân bón hoá học
a. Khái niệm
Phân bón hoá học được sản xuất theo quy trình công nghiệp, gồm các loại chính là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
b. Đặc điểm
- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
- Phần lớn dễ hoà tan trong nước nên cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh
- Bón nhiều và liên tục dễ làm đất hoá chua, hại hệ sinh vật đất, tồn dư phân bón trong nông sản gây hại sức khoẻ con người
2. Phân bón hữu cơ
a. Khái niệm
- Phân bón hữu cơ là các chất hữu cơ được vùi vào trong đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
- Phân loại: phân chuồng, than bùn, phân xanh, phân rác,…
b. Đặc điểm
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lương
- Hiệu quả chậm
- Bón liên tục nhiều năm làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất
3. Phân bón vi sinh
a. Khái niệm
Phân bón vi sinh chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hoá lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
b. Đặc điểm
- Chứa vi sinh vật sống, thời gian sử dụng ngắn
- Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định
- An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường
- Bón liên tục nhiều năm có tác dụng cải tạo đất
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28. Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm trang 140, 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Lí thuyết Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm trang 140, 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Lí thuyết Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức
- Lí thuyết Một số công nghệ cao trong trồng trọt - Công nghệ 10 Công nghê trồng trọt Kết nối tri thức