Lý thuyết công nghệ phổ biến - Công nghệ 10


Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong đời sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN

I. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC LUYỆN KIM, CƠ KHÍ

1. Công nghệ luyện kim

Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong đời sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác

Sản phẩm của công nghệ luyện kim là làm ra kim loại đen hoặc kim loại màu ở các dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác

Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia ra làm hai loại là công nghệ luyện kim đen ( tạo ra gang,thép) và công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhôm, đồng,..)

2. Công nghệ đúc

Công nghệ đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng

Sản phẩm của công nghệ đúc rất đa dạng

Công nghệ đúc được chia ra thành các loại sau

+ Đúc khuôn (trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại..)

+ Đúc li tâm

+ Đúc áp lực….

3. Công nghệ gia công cắt gọt

Công nghệ gia công cắt gọt là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt hỗ trợ tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu

Sản phẩm của công nghệ gia công cắt gọt là các chi tiết máy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Có rất nhiều công nghệ gia công cắt gọt bao gồm các công nghệ tiện, phay, bào,….

4. Công nghệ gia công áp lực

Công nghệ gia công áp lực là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm  cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu

Gia công áp lực được ứng dụng nhiều trong cơ khí để chế tạo phôi và ứng dụng sản phẩm dùng trong ngành xây dựng, cầu đường,…

Những công nghệ của gia công áp lực là: cán, kéo, rèn, dập.

5. Công nghệ hàn

Công nghệ hàn là công nghệ nối các chi tiết kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo) rồi kim loại đó hóa rắn thông qua lực ép

Sản phẩm được ứng dụng rất đa dạng như đồ gia dụng, xây dựng,…

Công nghệ hàn được chia thành 2 nhóm:

+ Hàn áp lực nến chỗ nối của các chi tiết được nung nóng đến trạng thái dẻo thì phải dùng ngoại lực ép lại. Sau khi ép tạo nên mối hàn bền vững

+ Hàn nóng chảy là chỗ que hàn bổ sunhg được nung đến trạng thái nóng chảy

II. CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

1. Công nghệ sản xuất điện năng

Công nghệ sản xuất điện năng là công nghệ biến đổi từ các năng lượng khác thành điện năng.

Tùy theo nguồn năng lượng tạo ra điện ta có thể có các công nghệ sản xuất điện năng khác nhau

2. Công nghệ điện – quang

Công nghệ điện – quang là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng

Dựa theo nguyên lý hoạt động, ta chi ra làm 3 loại

+ Đèn sợi đốt: khi dòng điện đi qua sợi đốt điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng rồi chuyển hóa thành quang năng

+ Đèn phóng điện: Khi điện áp đặt vào hai cực, sự phóng điện xảy ra, sẽ  tạo thành tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ trong ống thủy tinh phát ra ánh sáng

+ Đèn LED (Light Emitting Diode): là công nghệ dựa trên nguyên lý chuyển từ đuện năng thành quang năng khi cho dòng điện một chiều chạy qua diode

3. Công nghệ điện – cơ

Công nghệ điện – cơ là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng

Chia theo dạng chuyển động đầu ra biến đổi năng lượng điện – cơ chia thành hai nhóm:

+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng quay. VD quạt điện, máy bơm…

+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng tịnh tiến. VD reley điện, van điện,…

4. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Công nghệ điều khiển và tự động hóa là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiêp.

Sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hóa là các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp, nơi mà thao tác của con người được thay bằng hoạt động của máy móc giúp tang năng suất lao động, giảm nhân công, thời gian, chi phí

5. Công nghệ truyền không dây

Công nghệ truyền không dây là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền

Khi truyền hoặc nhận dữ liệu sử dụng song điện từ trong không gian, thông tin từ người dùng đến người dùng được thực hiện trên băng tần xác định ở mỗi kênh và có dung lượng và băng thông tần số cố định

Có 3 loại kết nối không dây thông dụng hiện nay

+ Công nghệ wifi

+ Công nghệ Bluetooth

+ Công nghệ mạng di động


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.