Bài 5. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giư..

Hoạt động khám phá 1 trang 41 SGK GDQP 12


Em hãy nêu một số đặc điểm của Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Lực lượng dự bị động viên và Dân quân tự vệ.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Đề bài

Trả lời Câu hỏi Khám phá 1 trang 41 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12

Em hãy nêu một số đặc điểm của Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Lực lượng dự bị động viên và Dân quân tự vệ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào nội dung phần 1. Thành phần của lực lượng vũ trang địa phương trang 41, 42 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết

- Bộ đội địa phương:

+ Là một bộ phận của Quân đội nhân dân, được tổ chức ở cấp tinh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tinh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của từng địa phương.

+ Phối hợp với Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, Bộ đội biên phòng (nếu có) bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong thời bình và làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh.  

- Bộ đội Biên phòng (đối với địa phương có biên giới quốc gia):

+ Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

+ Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ thực hiện quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu, ...

+ Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu và qua lại biên giới; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới; tham gia thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ ở khu vực biên giới.

- Lực lượng dự bị động viên:

+ Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật dự bị được đăng kí, quản lí và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

+ Lực lượng dự bị động viên được huy động khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, khi thi hành lệnh thiết quân luật, khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

- Dân quân tự vệ:

+ Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

+ Dân quân tự vệ có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương; phối hợp với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng (đối với địa phương có biên giới quốc gia) trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

+ Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm hoạ, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Hoạt động khám phá 2 trang 43 SGK GDQP 12

    Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước đã góp phần viết nên truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đồng thời viết nên truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở chính địa phương mình. Em hãy nêu một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

  • Hoạt động khám phá 3 trang 44 SGK GDQP 12 CD

    Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, lực lượng vũ trang địa phương đã và đang vận dụng, phát huy, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Em hãy nêu một số ví dụ về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

  • Hoạt động khám phá 4 trang 45 SGK GDQP 12 CD

    Theo em, nội dung cần tìm hiểu về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương là gì?

  • Hoạt động khám phá 5 trang 46 SGK GDQP 12 CD

    Công dân có trách nhiệm gì trong xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương?

  • Hoạt động luyện tập 1 trang 43 SGK GDQP 12

    Lực lượng vũ trang địa phương nơi em đang sinh sống có Bộ đội Biên phòng không? Vì sao?

>> Xem thêm

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí