Giải mục 1 trang 11 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo>
a) Học sinh trường Nguyễn Huệ tham gia phong trào “Trồng cây xanh bảo vệ môi trường”, mỗi em đều trồng được 4 cây. Gọi c là số cây trồng được, h là số học sinh đã tham gia. Em hãy viết công thức tính c theo h. b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức y = 10x và c = 4h.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Video hướng dẫn giải
HĐ 1
a) Học sinh trường Nguyễn Huệ tham gia phong trào “Trồng cây xanh bảo vệ môi trường”, mỗi em đều trồng được 4 cây. Gọi c là số cây trồng được, h là số học sinh đã tham gia. Em hãy viết công thức tính c theo h.
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức y = 10x và c = 4h.
Phương pháp giải:
a) Tổng số cây = số cây mỗi học sinh trồng được . số học sinh
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức
Lời giải chi tiết:
a) Mỗi học sinh trồng được 4 cây và số học sinh là h nên ta có số cây trồng được là 4.h
Mà số cây trồng được là c nên ta có
Do đó c = 4h
b) 2 công thức đều có dạng: Đại lượng này bằng k lần đại lượng kia (k là hằng số)
Thực hành 1
a) Cho hai đại lượng f và x liên hệ với nhau theo công thức f = 5x. Hãy cho biết đại lượng x có tỉ lệ thuận với đại lượng f hay không. Hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
b) Cho đại lượng P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8. Hãy viết công thức tính P theo m
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức \(y = kx(k \ne 0) \Rightarrow x = \dfrac{1}{k}y\)
Lời giải chi tiết:
a) Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng f do f và x liên hệ với nhau theo công thức f = 5x .
\( \Rightarrow x = \dfrac{1}{5}y\)
\( \Rightarrow \) Hệ số tỉ lệ là : \(\dfrac{1}{5}\)
b) Theo đề bài ta có P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8 nên ta có công thức :
P = 9,8m ( hệ số k = g = 9,8 )
Vận dụng 1
Cho biết khối lượng mỗi mét khối của một số kim loại như sau:
Đồng: 8900 kg Vàng: 19300 kg Bạc: 10500 kg
Hãy viết công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V (\({m^3}\)) của mỗi kim loại và cho biết m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là bao nhiêu.
Phương pháp giải:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = kx(k \ne 0) \) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
Lời giải chi tiết:
Vì mỗi mét khối của đồng, vàng, bạc lần lượt là 8900kg, 19300kg, 10500kg, nên ta có công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V (\({m^3}\)) của mỗi kim loại lần lượt là : \(m = 8900. V\), \(m = 19300. V\), \(m = V.\\m= 10500. V\).
Xét kim loại đồng: m= 8 900. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 8 900.
Xét kim loại vàng: m= 19 300. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 19 300.
Xét kim loại bạc: m= 10 500. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 10 500.
- Giải mục 2 trang 12 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 3 trang 12 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 1 trang 14 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 2 trang 14 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 3 trang 14 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tính chỉ số đánh giá thể trạng BMI (Body mass index) SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Nhảy theo xúc xắc SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Cách tính điểm trung bình môn học kì SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Tính chỉ số đánh giá thể trạng BMI (Body mass index) SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Nhảy theo xúc xắc SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Cách tính điểm trung bình môn học kì SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo