Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thới Thuận


Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Thới Thuận với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?

A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm

B. Thổi không khí nén vào lò nung vôi

C. Tăng nồng độ khí CO2

D. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900 độ C

Câu 2: Các chất đốt như than, củi, ,,, có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn. yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là?

A. áp suất

B. nhiệt độ

C. nồng độ

D. diện tích bề mặt

Câu 3: Dung dịch axit tác dụng được với chất nào sau đây?

A. Zn, CuO, S

B. CaO, Ag, Fe(OH)2

C. Fe, Au, MgO

D. CuO, Mg, CaCO3

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu được 2,24 lít khí SO2. Gía trị của m là?

A. 1,2

B. 60

C. 12

D. 6

Câu 5: Phương pháp để điều chế khí O2 trong PTN là?

A. Điện phân H2O

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

C. Điện phân dung dịch NaCl

D. Nhiệt phân KMnO4

Câu 6: Người ta lợi dụng yếu tố nào sau đây để làm tăng tốc độ phản ứng khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất vôi sống?

A. Nhiệt độ.

B. Diện tích bề mặt

C. Áp suất

D. Nồng độ

Câu 7: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?

A. HBr

B. HF

C. HCl

D. H2SO4

Câu 8: Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?

A. O2

B. Cl2

C. H2S

D. SO2

Câu 9: S + H2SO → X + H2O. Vậy X là?

A. H2SO3

B. SO3

C. SO2

D. H2S

Câu 10: Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Chất X là?

A. SO2

B. O3

C. Cl2

D. O2

Câu 11: Nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình e lớp ngoài cùng là?

A. ns2np6

B. ns2np7

C. ns2np4

D. ns2np5

Câu 12: Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Ban đầu nồng độ của Br2 là 0,096 mol/l, sau 2 phút nồng độ Br2 là 0,012 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong thời gian trên là?

A. 7 * 10-4 mol/(l.s)

B. 8 * 10-4 mol/(l.s)

C. 6 * 10-4 mol/(l.s)

D. 5 * 10-4 mol/(l.s)

Câu 13: Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt : O2, O3, H2S lần lượt cho từng chất này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là?

A. O3

B. O3 và O2

C, O2

D. H2S

Câu 14: Cặp thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch không màu sau: NaCl, Na2SO4, H2SO4 là?

A. NaOH, HCl

B. AgNO3, quỳ tím

C. Qùy tím, BaCl2

D. H2SO4, AgNO3

Câu 15: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân và gom lại là?

A. cát

B. vôi sống

C. muối ăn

D. lưu huỳnh

Câu 16: Cho 9,4 gam hỗn hợp FeS và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 10,6. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư sinh ra m gam kết tủa đen. Gía trị của m là?

A. 17,925 gam

B. 23,9 gam

C. 10,755 gam

D. 11,95 gam

Câu 17: Dẫn khí SO2 vào dung dịch nước brom. Phương trình phản ứng hóa học xảy ra là?

A. SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O

B. SO2 + Br2 + H2O → SO3 + HBr

C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

D. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Câu 18: Trong công nghiệp sản xuất H2SO4 người ta dùng chất nào sau đây để hấp thụ SO3?

A. Oleum

B. H2SO4 loãng

C. H2SO4 đặc

D. H2O

Câu 19: Trong trường hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính OXH?

A. H2SO4

B. SO2

C. Na2S

D. Na2SO3

Câu 20: Dãy chất nào sau đây vừa có tính OXH, vừa có tính khử?

A. Cl2, SO2, H2SO4

B. F2, S, SO2

C. O2, Cl2, H2S

D. S, SO2, Cl2

Câu 21: Trong các thí nghiệm cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thường sinh ra một lượng lớn khí SO2 (khí này rất độc, ảnh hưởng đến đường hô hấp …). Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của người làm thí nghiệm, ta xử lý khí SO2 bằng:

A. Bông tẩm giấm ăn

B. Bông tẩm xút

C. Bông tẩm muối ăn

D. Bông tẩm KMnO4

Câu 22: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc được 4,48 lít khí H2 (đktc). Gía trị của m là?

A. 11,2

B. 5,6

C. 2,8

D. 1,4

Câu 23. Dẫn khí Clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng thì muối thu được là?

A. NaClO, NaClO3

B. NaCl, NaClO3

C. NaCl, NaClO4

D. NaCl, NaClO

Câu 24: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại?

A. Cu

B. Ag

C. Fe

D. Mg

Câu 25: Để tiết kiệm thời gian trong quá trình nấu ăn giúp cho thực phẩm (xương, thịt,…) nhanh chín hơn, người ta thường nấu thực phẩm bằng nồi áp suất. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng?

A. Nhiệt độ

B. Nồng độ

C. Áp suất

D. Chất xúc tác

Câu 26: Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. nhúng giấy quì tím vào thì khiến quì tím chuyển sang màu?

A. Không xác định được

B. Không đổi màu

C. Đỏ

D. Xanh

Câu 27: Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa

A. NaHSO3, 0,4M; Na2SO3 0,8M

B. NaHSO3 1,2M

C. NaHSO3, 0,5M; Na2SO3 1M

D. Na2SO3 1M

Câu 28: Trong phản ứng tổng hợp amoniac

N2(k) + 3H2(k) \(\underset{{}}{\leftrightarrows}\)2NH3(k) ∆H < 0.

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp cần phải

A. Giảm nhiệt độ và áp suất

B. Tăng nhiệt độ và áp suất

C. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất

D. Tăng nhiệt độ và áp suất

Câu 29: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:

A. Xuất hiện chất rắn màu đen

B. Vẫn trong suốt, không màu

C. Bị vẩn đục, màu vàng

D. Chuyến sang màu nâu đỏ

Câu 30: Cho lần lượt các chất sau: Cu, CuO, H2S, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là?

A. 5

B.6

C. 4

D. 7

Câu 31: Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?

A. HI > HBr > HCl > HF

B. HCl > HBr > HI > HF

C. HCl > HBr > HF > HI

D. HF > HCl > HBr > HI

Câu 32: Dãy chất tác dụng với H2SO4 đặc nguội là?

A. CaCO3, Al, CuO

B. S, Fe, KOH

C. CaCO3, Au, NaOH

D. Cu, MgO, Fe(OH)3

II. TỰ LUẬN

Bài 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a. Fe + Cl2

b. HCl + Mg(OH)2

Bài 2:

Cho 4,56 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,464 lít khí H2

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

b. Cũng 4,56 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính V

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

1.C

2.D

3.D

4.D

5.D

6.A

7.B

8.B

9.C

10.C

11.D

12.A

13.A

14.C

15.D

16.A

17.D

18.C

19.C

20.D

21.B

22.A

23.D

24.D

25.C

26.D

27.A

28.C

29.C

30.A

31.A

32.D

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp giải

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc bề mặt và chất xúc tác

Hướng dẫn giải:

(A) tăng diện tích tiếp xúc

(B) Tăng áp suất

(D) Tăng nhiệt độ

=> C không có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng

Đáp án C

Câu 2:

Phương pháp giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc bề mặt và chất xúc tác

Hướng dẫn giải:

Than, củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn do diện tích tiếp xúc với lửa của chúng nhiều hơn

Đáp án D

Câu 3:

Phương pháp giải:

Dung dịch HCl tác dụng với: kim loại hoạt động, bazo, oxit bazo và muối của kim loại yếu

Hướng dẫn giải

(A) sai do HCl không tác dụng được với S

(B) sai do HCl không tác dụng được với Ag

(C) sai do HCl không tác dụng được với Au

(D) thỏa mãn

Đáp án D

Câu 4:

Phương pháp giải

Viết PTHH, tính nSO2

=> nFeS2 => m

Hướng dẫn giải:

2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3 + 4SO2 (I)

nSO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)

Từ (I) => nFeS2 = ½ nSO2 = 0,05 (mol)

=> mFeS2 = 0,05 * (56 + 32 * 2) = 6 (gam)

Đáp án D

Câu 5:

Phương pháp giải:

Xem lại cách điều chế O2 trong PTN có trong chương trình hóa học 10

Hướng dẫn giải:

Để điều chế O2 trong phòng TN người ta nhiệt phân một số chất có hàm lượng oxi cao (KMnO4, KClO3….)

Đáp án D

Câu 6:

Phương pháp giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc bề mặt và chất xúc tác

Hướng dẫn giải:

Người ta đã nung đá vôi để tăng tốc độ phản ứng

=> Họ đã lợi dụng yếu tố nhiệt độ

Đáp án A

Câu 7:

Phương pháp giải

Xem lại tính chất chung của axit halogen hidric

Hướng dẫn giải

HF có khả năng hòa tan SiO2 (chiếm thành phần chính của thủy tinh) nên không thể chứa được trong bình thủy tinh

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Đáp án B

Câu 8:

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất vật lý của các chất khí thuộc chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh

Hướng dẫn giải

Trong các chất kể trên, khí Clo là chất khí có khả năng tan trong nước tốt nhất

Đáp án B

Câu 9:

Phương pháp giải:

Dựa vào phương trình phản ứng đây là phản ứng OXH khử, S là chất khử, H2SO4 đ là chất OXH vậy sản phẩm sinh ra phải có số OXH trung gian (lớn hơn 0 và nhỏ hơn 6)

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình phản ứng

4S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Đáp án C

Câu 10:

Phương pháp giải:

Xem lại tính chất vật lý của các khí trong chương halogen và oxi- lưu huỳnh

Hướng dẫn giải

Clo là khí ở điều kiện thường, màu vàng lục và dùng để khử trùng nước sinh hoạt

Đáp án C

Câu 11:

Phương pháp giải:

Dựa vào tên nhóm để suy ra được cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tố thuộc cùng một nhóm

Hướng dẫn giải

Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, có 7 e lớp ngoài cùng và là nguyên tố p

=> cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA là: ns2np5

Đáp án D

Câu 12

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tốc độ phản ứng để giải bài tập này

v = ∆C/∆t

Hướng dẫn giải

Tốc độ phản ứng của Brom trong thời gian trên là:

v = ∆C/∆t

= (0,096 – 0,012) : 120 = 7 * 10-4 mol/(l.s)

Đáp án A

Câu 13

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của các khí O2, O3 và H2S

Hướng dẫn giải

Khi cho 3 khí O2, O3, H2S qua dung dịch KI có pha sẵn hồ tinh bột thì chỉ có O3 phản ứng.

2KI + O3 + H2O → 2KOH + I2 + O2

I2 sinh ra sẽ được hồ tinh bột hấp phụ khiến cho dung dịch sau phản ứng chuyển sang màu xanh

Đáp án A

Câu 14:

Phương pháp giải

Xem lại cách nhận biết một số muối như muối clorua ( dùng dung dịch AgNO3); Muối sunfat (dùng dung dịch BaCl2)

Hướng dẫn giải

Cho lần lượt 3 chất trên vào quỳ tím

Chất khiến quì tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4

2 chất còn lại là NaCl và Na2SO4

Cho 2 chất trên tác dụng với BaCl2. Chất nào sau phản ứng cho kết tủa trắng => Na2SO4

Còn lại là NaCl

Đáp án C

Câu 15:

Phương pháp giải:

Ta cần chọn chất có khả năng tác dụng được với Hg ngay ở nhiêt độ thường để phù hợp với trường hợp này

Hướng dẫn giải

Lưu huỳnh có khả năng tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường nên hay được sử dụng để thu hồi thủy ngân

S + Hg → HgS

Đáp án D

Câu 16:

Phương pháp giải:

Gọi số mol FeS, Fe lần lượt là x, y

Lập hệ phương trình 2 ẩn => x, y

=> số mol H2S sinh ra => lượng kết tủa PbS

Hướng dẫn giải

Gọi số mol FeS, Fe lần lượt là x, y

Hỗn hợp trên nặng 9,4 gam => 88x + 56y = 9,4 (I)

Ta có phương trình

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (1)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

Tỉ khối của hỗn hợp khí bằng 10,6

=> Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là:

10,6 * M H2 = 10,6 * 2 = 21,2 (g/mol)

Từ (1) H2S = FeS = x (mol)

Từ (2) nH2 = nFe = y (mol)

=> (34x + 2y) : (x + y) = 21,2 (II)

Từ (I) và (II) => x= 0,075 y= 0,05

Ta có phương trình

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3

=> nPbS = nH2S = 0,075 (mol)

=> mPbS = 0,075 * 239 = 17,925 (gam)

Đáp án A

Câu 17

Phương pháp giải:

Khi dẫn SO2 vào dung dịch nước Brom sẽ xuất hiện phản ứng oxi hóa khử

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình hóa học:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Đáp án D

Câu 18

Phương pháp giải

Xem lại phần bài về SO3 và sản xuất H2SO4

Hướng dẫn giải

Người ta thường dùng H2SO4 đặc để hấp thụ SO3

Đáp án C

Câu 19

Phương pháp giải

S không thể hiện tính OXH khi số OXH của nó là bé nhất (-2)

Hướng dẫn giải

S trong Na2S chỉ thể hiện tính khử mà không thể hiện tính OXH

Đáp án C

Câu 20

Phương pháp giải

Chất vừa có tính OXH và khử là chất sở hữu các nguyên tố đang có số OXH trung gian (có thể nhường hoặc nhận e khi tham gia phản ứng hóa học

Hướng dẫn giải

Đáp án A H2SO4 chỉ có tính OXH => loại

Đáp án B F2 và SO3 chỉ có tính OXH => loại

Đáp án C O2 chỉ có tính OXH => loại

Đáp án D

Câu 21

Phương pháp giải

Với phương châm ngăn cản khí SO2 độc hại bay ra lan tỏa vào không khí, ta cần chọn chất nào phù hợp có khả năng phản ứng với SO2 để giữ cho nó không bay ra ngoài

Hướng dẫn giải

Người ta sẽ sử dụng bông tẩm xút để ngăn cản SO2 bay ra ngoài gây độc cho người làm thí nghiệm

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Đáp án B

Câu 22

Phương pháp giải

Ta tính được nH2 => nFe => m

Hướng dẫn giải:

nH2 = V: 22,4 = 4,48 : 22, 4 = 0,2 (mol)

Ta có phương trình phản ứng:

Fe + HCl → FeCl2 + H2

nFe = nH2 = 0,2 (mol)

=> mFe = 0,2 * 56 = 11,2 (gam)

Đáp án A

Câu 23

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của Clo có trong chương trình hóa học lớp 10

Hướng dẫn giải

Cl2 + 2NaOH→ NaCl + NaClO + H2O

=> 2 muối thu được là NaCl và NaClO

Đáp án D

Câu 24

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của HCl có trong chương trình hóa học lớp 10

Hướng dẫn giải

Đáp án (A), (B) sai do Cu,Ag không tác dụng với HCl

Đáp án (C) sai do Fe tác dụng với HCl và Cl2 cho các sản phẩm lần lượt là FeCl2 và FeCl3

Đáp án D đúng, đều cho ra sản phẩm là MgCl2

Đáp án D

Câu 25

Phương pháp giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học là: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, và chất xúc tác

Hướng dẫn giải

Người ta thường dùng nồi áp suất để ninh nhừ xương thịt. Trong trường hợp này yếu tố áp suất đã được sử dụng

Đáp án C

Câu 26

Phương pháp giải

Qùy tím sẽ bị chuyển sang màu xanh nếu có môi trường bazo và chuyển sang đỏ khi có môi trường axit

=> xét xem sau phản ứng chất nào còn dư,

=> môi trường sau phản ứng => đáp án

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình:

HBr + NaOH → NaBr + H2O

n HBr = 1/81 (mol); n NaOH = 1/40 (mol)

=> Sau phản ứng NaOH dư => Qùy tím chuyển thành màu xanh

Đáp án D

Câu 27

Phương pháp giải

Tính được số mol SO2, NaOH

Ta có

=> Muối nào tạo thành sau phản ứng

Hướng dẫn giải:

nSO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)

nNaOH = 0,5 (mol)

Ta có T = 0,5 : 0,3 = 5/3

=> sau phản ứng có chứa 2 muối: NaHSO3 và Na2SO3

Gọi số mol của NaHSO3 và Na2SO3 lần lượt là x, y mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S

=> nNaHSO3 + nNa2SO3 = nSO2 => x + y = 0,3 (I)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na

=> nNaHSO3 + 2nNa2SO3 = nNaOH => x + 2y = 0,5 (II)

Từ (I) và (II) => x =0,1; y = 0,2

Nồng độ mol của NaHSO3 là: 0,1 : 0,25 = 0,4M

Nồng độ mol của Na2SO3 là : 0,2 : 0,25 = 0,8M

Đáp án A

Câu 28

Phương pháp giải

Dựa vào ∆H => Qúa trình thu hay tỏa nhiệt

=> phương pháp để tăng hiệu suất phản ứng

Hướng dẫn giải

∆H < 0 => Phản ứng tỏa nhiệt. Vậy để phản ứng xảy ra theo chiều thuận (chiều tỏa nhiệt) ta cần giảm nhiệt độ.

Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy:

có 4 mol chất tham gia để sinh ra 2 mol chất sản phẩm

Vậy để phản ứng xảy ra theo chiều thuận ta cần tăng áp suất

Đáp án C

Câu 29

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của H2S

Hướng dẫn giải

H2S để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện vẩn đục màu vàng của Lưu huỳnh

H2S + ½ O2 → S + 2H2O

Đáp án C

Câu 30:

Phương pháp giải:

Để phản ứng hóa học oxi hóa khử diễn ra thì phải có sự biến đổi số OXH => những hợp chất có các ion sở hữu số OXH max thì sẽ không có tạo phản ứng oxh khử với H2SO4 đặc

Hướng dẫn giải

Số chất tạo phản ứng OXH khử với H2SO4 đặc là: Cu, H2S, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2

Đáp án A

Câu 31:

Phương pháp giải:

Tính axit được dựa vào độ linh động của ion H+. H càng linh động thì tính axit càng mạnh

Hướng dẫn giải

Ta thấy từ F đến I , bán kính nguyên tử tăng dần => độ dài liên kết H – X trong axit tăng dần

=> Từ HF – HCl – HBr – HI tính axit tăng dần

Đáp án A

Câu 32

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của H2SO4 đặc nguội

Hướng dẫn giải

Al, Fe, Cr thụ động trong H2SO4 đặc nguội

Đáp án A loại vì có Al

Đáp án B loại vì có Fe

Đáp án C loại vì có Au

Đáp án D

II. Tự luận

Câu 1:

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của Clo và HCl

Hướng dẫn giải

 Fe + Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) FeCl3

HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + H2O

Câu 2:

Phương pháp giải:

a, Áp dụng định luật bảo toàn e để giải bài tập này

Gọi số mol của Mg và Fe lần lươt là a, b (mol)

Lập hệ phương trình 2 ẩn => a, b

=> % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp

b, Áp dụng định luật bảo toàn e để tìm ra nSO2 => V SO2

Hướng dẫn giải

a, Gọi số mol của Mg, Fe lần lượt là x, y mol

Ta có khối lượng của 2 kim loại nặng 4,56 gam

=> 24x + 56y = 4,56 (I)

nH2 = 2,464 : 22,4 = 0,11 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:

2 * nFe + 2 * nMg = 2* nH2 => 2x + 2y = 0,22 (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,05 ; y = 0,06

% mMg = 0,05 * 24 : 4,56 * 100% = 26,31%

% mFe = 73,69%

b, Khi ta cho 2 kim loại Mg, Fe vào dung dịch H2SO4 đặc sẽ thu được muối sắt (III) và muối magie, đồng thời xuất hiện khí SO2

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:

2 * nMg + 3 * nFe = 2 * nSO2

=> 2 * 0,05 + 3 * 0,06 = 2 * nSO2 => nSO2 = 0,14 (mol)

=> VSO2 = 0,14 * 22,4 = 3,136 (lít)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí