Giải bài tập 6 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo


Cho hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm) cắt nhau tại C, D, AB = 8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB (Hình 21). a) Tính độ dài của các đoạn thẳng CA, CB, DA và DB. b) Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không? c) Tính độ dài của đoạn thẳng IK.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Đề bài

Cho hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm) cắt nhau tại C, D, AB = 8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB (Hình 21).

a) Tính độ dài của các đoạn thẳng CA, CB, DA và DB.

b) Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

c) Tính độ dài của đoạn thẳng IK.

 

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình

- Dựa vào khoảng cách từ tâm tới các điểm nằm trên đường tròn để xác định khoảng cách.

- Chứng minh I nằm giữa AB và khoảng cách IA = IB nên I là trung điểm của AB.

- Chứng minh I nằm giữa AK và AI + IK = AK rồi suy ra khoảng cách IK.

Lời giải chi tiết

a) Hai điểm C và D nằm trên đường tròn (A; 6 cm) nên CA = DA = 6 cm.

Hai điểm C và D nằm trên đường tròn (B; 4 cm) nên CB = DB = 4 cm.

b) Trên tia BA có BI = 4 cm; AB = 8 cm

nên BI < AB suy ra I nằm giữa A và B (1)

Suy ra AI + IB = AB nên AI = AB – IB = 8 – 4 = 4 cm

Do đó: AI = BI (= 4 cm) (2)

Từ (1) và (2) suy ra I là trung điểm của AB

c) Trên tia AB có AI = 4 cm; AK = 6 cm

Vì AI < AK nên điểm I nằm giữa A và K

Suy ra AI + IK = AK

Suy ra IK = AK – AI = 6 – 4 = 2 cm.


Bình chọn:
4 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí