Giải bài tập 5 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
Cho hai đường tròn (O; 2 cm) và (A; 2 cm) cắt nhau tại C, D, điểm A nằm trên đường tròn tâm O (Hình 20). a) Vẽ đường tròn (C; 2 cm) b) Đường tròn (C; 2 cm) có đi qua hai điểm O và A không? Vì sao?
Đề bài
Cho hai đường tròn (O; 2 cm) và (A; 2 cm) cắt nhau tại C, D, điểm A nằm trên đường tròn tâm O (Hình 20).
a) Vẽ đường tròn (C; 2 cm)
b) Đường tròn (C; 2 cm) có đi qua hai điểm O và A không? Vì sao?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình
- Dựa vào khoảng cách từ tâm tới các điểm nằm trên đường tròn để giải thích.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2cm
Đặt đầu sắt của compa vào điểm C, lấy độ mở của compa bằng 2 cm ta vẽ được đường tròn tâm C, bán kính 2cm
b) Đường tròn (C; 2 cm) có đi qua hai điểm O và A vì (A;2cm) và (O;2cm) cắt nhau tại C nên C\( \in \)(O;2cm) suy ra OC = 2cm
Suy ra O \( \in \) (C; 2cm)
Tương tự A cũng thuộc đường tròn (C; 2cm).
- Giải bài tập 6 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 7 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 4 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay