
Đề bài
Quan sát hình dưới đây, mô tả sự vận động bắt mồi của cây gọng vó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của hướng động tiếp xúc và hướng hoá: Mô tả 2 quá trình hướng động tiếp xúc và hướng hóa
Lời giải chi tiết
Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của hướng động tiếp xúc và hướng hoá.
- Hướng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc với con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêaza. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20 mm/giây.
- Hướng hoá: Sự uốn cong để phản ứng đối với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi, đồng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ.
Loigiaihay.com
Giải bài 4 trang 44 SBT Sinh học 11. So sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây.
Giải bài 3 trang 44 SBT Sinh học 11. Các tua quấn ở các cây mướp bầu, bí ...là kiểu hướng động gì? Em hãy giải thích cơ chế của hiện tượng này?
Giải bài 2 trang 44 SBT Sinh học 11. Trình bày cơ chế hướng sáng dương của thân và hướng sáng âm của rễ.
Giải bài 1 trang 43 sách bài tập Sinh học 11. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là hướng động (Ghi rõ chữ H),ví dụ nào là ứng động(Ghi là chữ U)
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: