Câu 4.4, 4.5, 4.6, 4.7 phần bài tập trong SBT – Trang 13 Vở bài tập Vật lí 9>
Giải bài 4.1, 4.2, 4.3 phần bài tập trong SBT – Trang 12, 13 VBT Vật lí 9. a) Số chỉ của ampe kế là ...
4.4
Cho mạch điện có sơ đổ như hình 4.2,trong đó điện trở R1 = 5Ω, R2 = 15Ω, vôn kế chỉ 3V
a. Số chỉ của ampe kế là bao nhiêu?
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
a) Số chỉ của ampe kế là: \(I = \displaystyle{{{U_2}} \over {{{\rm{R}}_2}}} = {3 \over {15}} = 0,2{\rm{A}}\)
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là: \(U_AB= IR_{tđ}= I(R_1+ R_2) = 0,2.20 = 4V\)
4.5.
Ba điện trở có các giá trị là 10Ω, 20Ω, 30Ω. Có thể mắc các điện trở này như thế nào vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A ?
Vẽ sơ đồ các cách mắc đó.
Lời giải chi tiết:
Muốn dòng điện chạy qua đoạn mạch có cường độ bằng \(0,4A\), có thể mắc ba điện trở này vào mạch theo những cách sau:
Cách 1 (hình 4.2a): chỉ mắc điện trở \(R = 30Ω\) trong đoạn mạch
Cách 2 (hình 4.2b): mắc hai điện trở \(R = 10Ω\) và \(R = 20Ω\) nối tiếp nhau trong đoạn mạch
Sơ đồ các cách mắc
4.6.
Cho hai điện trở, R1=20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1nối tiếp với R2 là:
A. 210V B. 120V C. 90V D. 100V
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức định luật Ôm \(I=\dfrac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Khi R1, R2 mắc nối tiếp thì dòng điện chạy qua hai điện trở có cùng cường độ. Do đó đoạn mạch này chỉ chịu được cường độ dòng diện tối đa là \(1,5A\).
Vậy hiệu điện thế tối đa là: \(U = 1,5.(20 + 40) = 90V\).
=> Chọn C
4.7.
Ba điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ωđược mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V
a.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b.Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)
Lời giải chi tiết:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 15 = 30Ω
b) Ta có: \(I = \displaystyle{U \over R} = {{12} \over {30}} = 0,4{\rm{A}}\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là:
U1 = IR1 = 0,4 x 5 = 2V
U = IR2 = 0,4 x 10 = 4V
U3 = IR
= 0,4 x 15 = VLoigiaihay.com
- Câu 4.a, 4.b phần bài tập bổ sung – Trang 13,14 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 4.1, 4.2, 4.3 phần bài tập trong SBT – Trang 12, 13 Vở bài tập Vật lí 9
- Mục III - Phần A - Trang 11, 12 Vở bài tập Vật lí 9
- Mục II - Phần A - Trang 11 Vở bài tập Vật lí 9
- Mục I - Phần A - Trang 10 Vở bài tập Vật lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Câu 35.a, 35.b phần bài tập bổ sung – Trang 99,100 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 51.a, 51.b phần bài tập bổ sung – Trang 143 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 52.1, 52.2, 52.3, 52.4, 52.5, 52.6 phần bài tập trong SBT – Trang 145,146 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 56.a, 56.b phần bài tập bổ sung – Trang 158 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 62.1, 62.2, 62.3, 62.4 phần bài tập trong SBT – Trang 173,174 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 52.1, 52.2, 52.3, 52.4, 52.5, 52.6 phần bài tập trong SBT – Trang 145,146 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 phần bài tập trong SBT – Trang 26 Vở bài tập Vật lí 9
- Mục II - Phần A - Trang 25 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 61.a, 61.b phần bài tập bổ sung – Trang 172 Vở bài tập Vật lí 9
- Câu 60.a, 60.b phần bài tập bổ sung – Trang 169 Vở bài tập Vật lí 9