Giải Bài 1: Đọc: Chuyện bốn mùa SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Giải Bài 1: Đọc: Chuyện bốn mùa SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Phần I
Khởi động:
Nói về thời tiết ngày hôm nay tại nơi em ở.
Phương pháp giải:
Em quan sát thời tiết ngày hôm nay xem có gì đặc biệt: nắng, mưa, âm u,....
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
- Thời tiết hôm nay có nắng, bầu trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ
- Thời tiết hôm nay âm u, mây đen đầy trời, gió thổi mạnh
- Thời tiết hôm nay có mưa, thỉnh thoảng sấm chớp xuất hiện
....
Phần II
Bài đọc:
CHUYỆN BỐN MÙA
Ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.
Đông cầm tay Xuân bảo:
- Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị. Chị về, cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
Xuân nói:
- Nhưng nhờ có em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt, học sinh mới được nghỉ hè.
Nàng Hạ tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,...
Giọng buồn buồn, Đông nói:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.
Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến từ lúc nào.
Bà nói:
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trải ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
(Theo Từ Nguyên Tĩnh)
Từ ngữ
- Đâm chồi: mọc ra những mầm non.
- Đơm: nảy ra.
Phần III
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu đầu tiên trong bài.
Lời giải chi tiết:
Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm.
Câu 2
Câu 2: Theo nàng tiên mùa hạ, vì sao thiếu nhi thích mùa thu?
Phương pháp giải:
Em đọc lời nàng tiên mùa Hạ nói.
Lời giải chi tiết:
Theo nàng tiên mùa hạ, thiếu nhi thích mùa thu nhất là bởi vì có mùa thu mới có đêm trăng rước đèn phá cỗ.
Câu 3
Câu 3: Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh.
Phương pháp giải:
Em đọc lại lời 4 nàng tiên nói, đồng thời quan sát kĩ các tranh xem có gì đặc biệt:
- Tranh 1: Cây cối đâm chồi nảy lộc
- Tranh 2: Mọi người quây quần bên bếp lửa ấm áp, cuộn tròn trong chăn ấm
- Tranh 3: Mặt trời tỏa nắng rực rỡ, cây cối ra quả thơm ngọt.
- Tranh 4: Các bạn nhỏ vui đêm trung thu, nhảy múa, phá cỗ.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Mùa xuân (vì có cây cối đâm chồi nảy lộc)
- Tranh 2: Mùa đông (vì có bếp lửa và chiếc chăn ấm áp)
- Tranh 3: Mùa hè (vì cây cối ra quả thơm ngọt)
- Tranh 4: Mùa thu (vì có các bạn nhỏ vui trung thu, phá cỗ)
Câu 4
Câu 4: Vì sao bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu?
Phương pháp giải:
Em đọc lời bà Đất nói ở cuối câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu là bởi vì: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Phần IV
Luyện tập theo văn bản đã học:
Câu 1: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm?
a. Bốn nàng tiên cầm tay nhau trò chuyện.
b. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Phương pháp giải:
Em hãy tìm xem câu nào có chứa từ chỉ đặc điểm.
Lời giải chi tiết:
Câu nêu đặc điểm là câu: Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. Bởi vì trong câu này có chứa từ ngữ chỉ đặc điểm “có ích, đáng yêu”
Chọn đáp án: b
Câu 2
Câu 2: Trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ xem mỗi mùa có gì đặc biệt rồi làm theo yêu cầu của trò chơi.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
- Hỏi: Mùa xuân có gì?
- Đáp: Mùa xuân có Tết nguyên đán, có cây cối đâm chồi nảy lộc, có hoa đào, hoa mai.
- Hỏi: Mùa hạ có gì?
- Đáp: Mùa hạ có ánh nắng rực rỡ. Mùa hạ tới học sinh sẽ được nghỉ hè.
- Hỏi: Mùa thu có gì?
- Đáp: Mùa thu có Tết trung thu, có ngày tựu trường.
- Hỏi: Mùa đông có gì?
- Đáp: Mùa đông có cái lạnh, có chăn bông ấm áp.
Nội dung chính
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. |
Loigiaihay.com
- Giải Bài 1: Viết: Chữ hoa Q SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1: Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện bốn mùa SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 2: Đọc: Mùa nước nổi SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 2: Nghe - viết: Mùa nước nổi SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 2: Luyện tập SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Đánh giá cuối kì SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 7 - 8 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 5 - 6 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 3 - 4 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 1 - 2 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Đánh giá cuối kì SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 7 - 8 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 5 - 6 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 3 - 4 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối kì 2 - Ôn tập tiết 1 - 2 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống